Hậu quả của việc thiếu máu khi mang thai và sau khi sinh em bé

Lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trước khi có thai thường thấp nên trong thời kỳ có thai, thiếu máu trở lên trầm trọng. Vậy bệnh thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu và chu sinh như thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.

Có ba giai đoạn thiếu sắt, được phân biệt bởi lượng sắt chức năng, sắt vận chuyển và sắt dự trữ. Theo đó Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, hạn chế quá trình tạo hồng cầu, xem mô phỏng dưới đây.

3 hậu quả không một bà bầu nào mong muốn khi lỡ bị thiếu máu thiếu sắt - 3

Thiếu máu làm tăng nguy cơ tử vong trong sinh nở

Các chuyên gia đã chứng minh rằng thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ chu sinh. Có gần 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh mỗi năm, phần lớn đều xảy ra ở các nước đang phát triển. Thiếu máu là nguyên nhân quan trọng hoặc duy nhất gây ra 20- 40% các ca tử vong như vậy.

Ở nhiều vùng, thiếu máu gần như là yếu tố duy nhất khiến các thai phụ tử vong, và làm các nguy cơ liên quan đến thai nghén và sinh nở gia tăng gấp 5 lần. Nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể ở những thai phụ thiếu máu nặng. Tỷ lệ tử vong ở người mẹ chủ yếu đều liên quan đến mang thai và sinh con, trái ngược với các nước phát triển, tỷ lệ thai phụ tử vong và mắc bệnh thiếu máu gần như bằng không.

Thiếu máu ảnh hưởng đến hiệu suất trong quá trình mang thai và sinh nở

Những thai phụ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có thai kì ngắn hơn so với những thai phụ không bị thiếu máu hoặc những thai phụ thiếu máu nhưng không thiếu sắt. Một nghiên cứu cho thấy rằng tất cả thai phụ bị thiếu máu đều có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không bị thiếu máu. Các dạng thiếu sắt, thiếu máu có nguy cơ cao gấp đôi so với những người thiếu máu nói chung. Tuy nhiên, thiếu sắt ở những người không thiếu máu không có khác biệt so với những người không thiếu máu khác.

Việc sinh con đòi hỏi nhiều sức bền và sức mạnh thể chất (người bị thiếu máu quá nặng hầu như không có những điều này), những phụ nữ có sức khỏe tốt sẽ sinh con dễ dàng hơn và ít gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở hơn so với thai phụ thiếu máu. Những thai phụ bị thiếu máu trầm trọng sẽ bị suy tim trong lúc sinh, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.

Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe của thai phụ trong thời kì mang thai, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh thiếu máu của mẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi sinh.

Thiếu máu tác động đến khả năng lao động và sức khỏe chung của người mẹ

Mặc dù không có số liệu nào trực tiếp chỉ ra tác động của tình trạng thiếu máu và thiếu sắt lên khả năng hoạt động thể chất của thai phụ so với những thai phụ không bị thiếu sắt, nhưng rõ ràng cả nam và nữ khi bị thiếu máu đều không thể làm việc hiệu quả. Vì vậy, thiếu sắt trong khi mang thai chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trong công việc và các hoạt động thường ngày.

Bệnh thiếu máu ở mẹ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Các nguyên nhân của thiếu máu gây ra những kết cục thai kỳ không mong muốn đã rất rõ. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu điều trị thành công thiếu máu do thiếu sắt và axit folic thì đều đạt kết quả tích cực, giảm nguy cơ sinh nhẹ cân và tử vong chu sinh.

Tình trạng nhẹ cân gây ra rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tử vong đang tăng lên rõ rệt.

Trẻ sơ sinh cũng như người lớn, nếu thiếu máu do thiếu sắt làm thay đổi chức năng não, gây suy giảm khả năng tương tác giữa mẹ và con, và sau này trẻ có thể sẽ học hành rất kém. Một số bằng chứng cho thấy rằng, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra cho trẻ các khuyết tật lâu dài về tinh thần và khả năng giao tiếp, suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng