Ăn ngọt có tốt cho trẻ?

Đường đóng vai trò quan trọng trong thành phần thực phẩm dành cho trẻ em. Đa số trẻ em đều thích ăn ngọt nhưng cho trẻ ăn đồ ngọt như thế nào thì chưa hẳn các bậc cha mẹ đã biết

Đường và trẻ nhỏ


Trong bữa ăn của trẻ, đường không những có trong thành phần của bột, cháo mà có trong các loại trái cây, mật ong và các loại bánh kẹo. Lượng đường trong thực phẩm giúp cung cấp calo, tăng sự hấp thụ vitamin C, axit folic trong cơ thể bé. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đường trong hoa quả, ngũ cốc là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Một đứa trẻ ở độ tuổi mầm non cần 300g rau xanh và 150g trái cây mỗi ngày để có lượng đường tự nhiên cần thiết.


 


Ở mỗi độ tuổi, trẻ cần cung cấp lượng đường khác nhau. Trẻ dưới 1 tuổi cần 40% lượng đường trong bữa ăn. Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần 60% lượng đường trong mỗi bữa, trong đó chủ yếu là đường từ bánh kẹo.

Ăn đồ ngọt hợp lý
Một điều thú vị là: sự thích thú với đồ ngọt ở trẻ mang tính di truyền. Nếu 1 người mẹ thích ăn ngọt thì 90% những đứa trẻ sinh ra cũng thích ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, đặc tính này có thể thay đổi được nếu như ngay từ khi trẻ còn nhỏ, ta đã tập cho trẻ ăn đồ ngọt hợp lý.


Trẻ sơ sinh đã được cung cấp lượng đường cần thiết trong sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức (sữa ngoài chuyên dùng cho trẻ sơ sinh). Khi trẻ lớn hơn, cần tăng cường lượng đường tự nhiên cho trẻ bằng cách cho ăn thêm các loại nước ép trái cây, rau quả, khoai tây nghiền nát,…


– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần 40g đường/1 ngày.


– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Cần 50g đường/1 ngày.


Trẻ nhỏ rất thích ăn bánh, kẹo. Tuy nhiên, ta nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải để tránh lượng đường hóa học có trong bánh, kẹo, gây béo phì và các bệnh về tim, mạch cho trẻ.


– Trẻ  từ 1 – 3 tuổi: Cần 10g đường hóa học/ 1 ngày.


– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Cần 15g đường hóa học/ 1 ngày


Lưu ý khi cho trẻ ăn sôcôla và mật ong


Trẻ dưới 4 tuổi không nên ăn sôcôla và caramen vì chúng có chứa nhiều chất béo, không tốt cho dạ dày và tuyến tụy của trẻ. Trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể dùng sôcôla với 1 ít sữa hoặc sữa có hương vị sôcôla. 


Ngoài ra, một số nước châu Á có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước đường hoặc mật ong khi người mẹ chưa có sữa. Điều này không tốt vì lượng đường trong 2 loại thực phẩm này chưa được chuyển hóa, có thể gây hại cho đường ruột non nớt của bé. Bên cạnh đó, trong mật ong còn có 1 số vi khuẩn gây hại đường hô hấp của trẻ. Mặt khác, mật ong có chứa lượng calo cao (335 kcalo/100g) có thể khiến trẻ bị béo phì.


 


\"\" 


 


Hậu quả của lạm dụng đồ ngọt
Nếu cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, trẻ sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng sau:


– Trọng lượng cơ thể trẻ sẽ vượt mức bình thường, dẫn đến bệnh béo phì.


– Hệ thần kinh trung ương, các tuyến nội tiết bị suy giảm.


– Giảm khả năng miễn dịch ở trẻ.


– Nguy cơ cao với bệnh sâu răng, tiểu đường, tim mạch.


– Biến đổi tâm lý dẫn đến việc trẻ dễ bị chứng trầm cảm, tự kỷ.


Lưu ý:
Đối với trẻ thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo, ta nên cho trẻ dùng các loại đường thay thế có ít calo như: đường Fructose hoặc đường Sorbite được chiết xuất từ ngũ cốc, trái cây tự nhiên. Loại đường này có độ ngọt gấp 1,7 lần đường bình thường nhưng lại cung cấp lượng calo thấp hơn rất nhiều. Đặc biệt, lượng đường từ trái cây còn kích thích hệ tiêu hóa, rất tốt cho trẻ.


Trẻ dưới 7 tuổi nên tránh dùng các loại nước uống có ga. Cha mẹ nên tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn, tránh ăn nhiều bánh kẹo.


Một điều quan trọng nữa là hành vi của người lớn ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và thú vui ăn uống của trẻ. Bố mẹ không nên sử dụng nhiều đồ ngọt để trẻ bắt chước và tránh dùng kẹo, bánh để dỗ dành mỗi khi trẻ quấy khóc.


 Bảo Ly (Theo Baby – health)


 

Nguồn : bau.vn