Nếu bà bầu có những thói quen tốt này, thai nhi mạnh khoẻ và giúp mẹ vượt cạn dễ dàng

Duy trì những thói quen tốt này trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, quá trình sinh nở cũng diễn ra thuận lợi hơn.

Hạn chế căng thẳng

Khi mẹ bầu căng thẳng, lượng hormone oxytocin có thể giảm gây ra các cơn co thắt tử cung vô cùng đau đớn. Căng thẳng quá mức có thể kéo dài thời gian sinh nở. Do đó, tinh thần của mẹ trong thời gian sinh nở cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Trạng thái stress có thể khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy đau đớn.

Chính vì vậy trong suốt quá trình magn thai, mẹ nên chuẩn bị tinh thần thoải mái, tránh tiếp xúc với các kinh nghiệm sinh nở đáng sợ. Hãy thả lỏng tinh thần để quá trình sinh nở diễn ra một cách tự nhiên.

Bà bầu nên nghe nhạc, ngắm những hình ảnh đẹp

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào về tác động của âm nhạc với thai nhi ở trong bụng mẹ, nhưng nghe những bài hát yêu thích khi mang bầu sẽ làm bạn vui tươi lên, và có thể em bé bên trong cũng đang thưởng thức nó.

Âm nhạc không chỉ cải thiện phản xạ, phản ứng, chuyển động và kích thích tinh thần của thai nhi, âm nhạc cũng giúp thư giãn và tác động tích cực cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu cũng nên ngắm những hình ảnh em bé đẹp. Mự có thể cài hình ảnh em bé bụ bẫm, đáng yêu ở màn hình điện thoại. Bên cạnh đó thường xuyên ngắm hoa và các hình ảnh đẹp cũng rất tốt.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ bầu bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin cần thiết giúp trẻ phát triển bình thường và khỏa mạnh.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn và dễ dinh hơn.

Tích cực vận động

Mẹ bầu không nên ngồi một chỗ. Vận động là cách giúp cơ thể linh hoạt, tránh rơi vào tình trạng trì trệ, mệt mỏi. Khi mang thai, nhất là từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ nên tichcs cực vận động và duy trì việc vận động đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sự bền bị cho quá trinh chuyển dạ, sinh nở.

Mẹ có thể chọn những hình thức vận động vừa phải, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yogo để cơ thể không cảm thấy nặng nề, mệt nhọc và chuẩn bị tốt cho lúc sinh nở.

Một số thực phẩm giúp mẹ dễ sinh thường, không đau

– Ăn vừng đen vào tuần thai thứ 35: Từ tuần thai thứ 35, mẹ có thể ăn chè vừng đen (mè đen) nấu với bột sắn dây. Mỗi ngày ăn một lần. Vừng đen chứa nhiều dầu, protein, vitamin E, axit folic giúp bổ máu, giảm thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da, đẹp tóc và giúp quá trình sinh nở của chị em diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.

– Ăn dứa từ tuần thai thứ 39: Đây là một trong những bí kíp sinh nở mà chị em hay truyền tai nhau. Dứa (thơm) chứa nhiều chất bromelain – một loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung. Trong suốt thai kỳ, mẹ không nên ăn loại quả này vì chúng có thể gây ra sảy thai. Tuy nhiên, khi đến gần ngày sinh, ăn hoặc uống nước ép dứa là cách giúp quá trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn.

– Ăn rau lang từ tuần thai thứ 39: Rau lang có tác dụng thanh nhiệt, nhuận trạng. Vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên ăn rau lang đểu rút ngắn thời gian sinh con vì loại rau này có thể giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm các cơn đau.

-1 tuần trước ngày dự sinh, mẹ bầu nên uống nước lá tía tô. Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu sắp sinh uống nước lá tía tô giúp việc sinh nở diễn ra thuận tiện hơn. Nguyên do là trong loại rau gia vị này có chất giúp làm mềm tử cung, giúp cổ tử cung mở nhanh hơn trong quá trình chuyển dạ sinh con. Điều này giúp giảm thời gian đau do chuyển dạ. Do đó, nhiều người cho rằng khi nhận thấy có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên uống một ly nước tía tô để có thể gia tăng cơ hội sinh thường.

Như vậy, bên cạnh một tâm lý thoải mái, vui vẻ, vận động nhẹ nhàng thường xuyên thì một chế độ ăn uống khoa học cũng chiếm yếu tố quan trọng giúp bà bầu có một thai kỳ mạnh khoẻ.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.