Nếu bà bầu có những thói quen tốt này, thai nhi mạnh khoẻ và giúp mẹ vượt cạn dễ dàng

Duy trì những thói quen tốt này trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, quá trình sinh nở cũng diễn ra thuận lợi hơn.

Hạn chế căng thẳng

Khi mẹ bầu căng thẳng, lượng hormone oxytocin có thể giảm gây ra các cơn co thắt tử cung vô cùng đau đớn. Căng thẳng quá mức có thể kéo dài thời gian sinh nở. Do đó, tinh thần của mẹ trong thời gian sinh nở cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Trạng thái stress có thể khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy đau đớn.

Chính vì vậy trong suốt quá trình magn thai, mẹ nên chuẩn bị tinh thần thoải mái, tránh tiếp xúc với các kinh nghiệm sinh nở đáng sợ. Hãy thả lỏng tinh thần để quá trình sinh nở diễn ra một cách tự nhiên.

Bà bầu nên nghe nhạc, ngắm những hình ảnh đẹp

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào về tác động của âm nhạc với thai nhi ở trong bụng mẹ, nhưng nghe những bài hát yêu thích khi mang bầu sẽ làm bạn vui tươi lên, và có thể em bé bên trong cũng đang thưởng thức nó.

Âm nhạc không chỉ cải thiện phản xạ, phản ứng, chuyển động và kích thích tinh thần của thai nhi, âm nhạc cũng giúp thư giãn và tác động tích cực cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu cũng nên ngắm những hình ảnh em bé đẹp. Mự có thể cài hình ảnh em bé bụ bẫm, đáng yêu ở màn hình điện thoại. Bên cạnh đó thường xuyên ngắm hoa và các hình ảnh đẹp cũng rất tốt.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ bầu bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin cần thiết giúp trẻ phát triển bình thường và khỏa mạnh.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn và dễ dinh hơn.

Tích cực vận động

Mẹ bầu không nên ngồi một chỗ. Vận động là cách giúp cơ thể linh hoạt, tránh rơi vào tình trạng trì trệ, mệt mỏi. Khi mang thai, nhất là từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ nên tichcs cực vận động và duy trì việc vận động đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sự bền bị cho quá trinh chuyển dạ, sinh nở.

Mẹ có thể chọn những hình thức vận động vừa phải, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yogo để cơ thể không cảm thấy nặng nề, mệt nhọc và chuẩn bị tốt cho lúc sinh nở.

Một số thực phẩm giúp mẹ dễ sinh thường, không đau

– Ăn vừng đen vào tuần thai thứ 35: Từ tuần thai thứ 35, mẹ có thể ăn chè vừng đen (mè đen) nấu với bột sắn dây. Mỗi ngày ăn một lần. Vừng đen chứa nhiều dầu, protein, vitamin E, axit folic giúp bổ máu, giảm thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da, đẹp tóc và giúp quá trình sinh nở của chị em diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.

– Ăn dứa từ tuần thai thứ 39: Đây là một trong những bí kíp sinh nở mà chị em hay truyền tai nhau. Dứa (thơm) chứa nhiều chất bromelain – một loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung. Trong suốt thai kỳ, mẹ không nên ăn loại quả này vì chúng có thể gây ra sảy thai. Tuy nhiên, khi đến gần ngày sinh, ăn hoặc uống nước ép dứa là cách giúp quá trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn.

– Ăn rau lang từ tuần thai thứ 39: Rau lang có tác dụng thanh nhiệt, nhuận trạng. Vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên ăn rau lang đểu rút ngắn thời gian sinh con vì loại rau này có thể giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm các cơn đau.

-1 tuần trước ngày dự sinh, mẹ bầu nên uống nước lá tía tô. Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu sắp sinh uống nước lá tía tô giúp việc sinh nở diễn ra thuận tiện hơn. Nguyên do là trong loại rau gia vị này có chất giúp làm mềm tử cung, giúp cổ tử cung mở nhanh hơn trong quá trình chuyển dạ sinh con. Điều này giúp giảm thời gian đau do chuyển dạ. Do đó, nhiều người cho rằng khi nhận thấy có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên uống một ly nước tía tô để có thể gia tăng cơ hội sinh thường.

Như vậy, bên cạnh một tâm lý thoải mái, vui vẻ, vận động nhẹ nhàng thường xuyên thì một chế độ ăn uống khoa học cũng chiếm yếu tố quan trọng giúp bà bầu có một thai kỳ mạnh khoẻ.

Nguồn : bau.vn

  • Bà bầu không nên ăn cá gì để tránh con kém phát triển tư duy

    Omega-3 trong cá rất cao để trẻ phát triển trí não và thể chất. Tuy nhiên, câu hỏi bà bầu không nên ăn cá gì vẫn là một thắc mắc lớn, bởi có những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Điều gì sẽ xảy ra khi phụ nữ mang thai bị thừa sắt?

    Sắt là thành phần quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá mức dẫn đến bị thừa sắt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ và thai nhi
  • 6 loại quả nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên biết

    Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chát cần thiết. Và trái cây là một lựa chọn vô cùng sáng suốt, vậy loại trái cây nào thì tốt cho 3 tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng bau.vn tìm hiểu ngay nhé.
  • Cách chữa trị đau nửa đầu khi mang thai mẹ bầu nên biết

    Theo những nghiên cứu thì tỷ lệ phụ nữ đau nửa đầu khi mang thai chiếm tới 39%. Biểu hiện đau nửa đầu sẽ khác với đau đầu thông thường nên rất dễ nhận biết. Hãy tìm hiểu bài viết xem đau nửa đầu có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không nhé.
  • Khủng hoảng tâm lý khi mang thai - những điều tuyệt đối không nên lơ là

    Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là một trong số những vấn đề mà các mẹ bầu thường xuyên gặp phải, nó có nhiều nguyên nhân và dẫn đến những hệ quả trực tiếp tới thai nhi cũng như sức khỏe người phụ nữ.
  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nào cũng nên biết

    Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý phổ biến trong thời gian mang thai. Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều thai phụ bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ là gì?