Đẻ mổ sẽ để lại một số di chứng ảnh hưởng đến cơ thể bạn cả đời

Theo các chuyên gia, việc lựa chọn phương pháp sinh mổ không thể theo xu hướng mà cần cân nhắc nhiều yếu tố

Ngày nay, sinh mổ càng trở lên phổ biến vì nhiều lý do như sợ đau đẻ, không ảnh hưởng vùng kín, không mất nhiều thời gian và một tỷ lệ nhỏ là do bệnh lý bắt buộc phải đẻ mổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc lựa chọn phương pháp sinh mổ không thể theo xu hướng mà cần cân nhắc nhiều yếu tố. Nếu mẹ có sức khỏe thai kỳ bình thường thì nên chọn đẻ thường bởi để mổ sẽ để lại một số di chứng ảnh hưởng đến cơ thể bạn cả đời.

Vết sẹo xấu xí

Vết sẹo từ ca mổ lấy thai sẽ không bao giờ biến mất trên bụng trong suốt cuộc đời bạn. Và vết mổ lần 2 sẽ còn xấu hơn lần 1 do da bụng bị trùng xuống. Lúc này, các mẹ thường đổ lỗi cho tay nghề bác sĩ nhưng thực tế không phải như vậy.

Làm thế nào để vết mổ đẻ dễ nhìn hơn? Khi sinh mổ, mẹ cần chú ý tránh gây áp lực lên vết mổ bằng cách không ngồi nhiều và khi ngồi cho con bú thì nên ngồi thẳng lưng. Mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để chườm lên vết mổ đẻ sau sinh khoảng 10 ngày để vết mổ không gây ngứa ngáy, khó chịu sau này.

Tình cảm giữa mẹ và bé

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng, não người mẹ sẽ nhạy cảm hơn với tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi bé chào đời bằng phương pháp đẻ thường. Ngoài ra, khi sinh thường cổ tử cung mở, cơ thể sản xuất hormone sẽ tăng cường cảm xúc của người mẹ với em bé. Nghiên cứu cũng cho hay, não mẹ có thể điều chỉnh các hoạt động và hành vi của cơ thể để có những bản năng chăm sóc con tốt nhất sau khi bé chào đời. Những mẹ đẻ mổ sẽ không có được điều này.

 

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng, não người mẹ sẽ nhạy cảm hơn với tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi bé chào đời bằng phương pháp đẻ thường. (ảnh minh họa)

Mổ lấy thai lần sinh nở sau

Với những mẹ đã từng mổ lấy thai lần đầu thì nguy cơ phải mổ lần 2 lên đến 98%. Không chỉ có thế, với những  mẹ đã từng sinh mổ cũng sẽ phải chờ sau khoảng ít nhất 2-3 năm mới nên sinh em bé tiếp theo để tránh nhưng nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Mẹ sinh mổ còn mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, vết mổ dễ bị nhiễm trùng, dính ruột và sữa về muộn sau sinh.

Chấn thương ở tử cung

Mổ lấy thai đứng đầu những nguy cơ khiến tử cung mẹ bị tổn thương nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai thường lầm tưởng đẻ mổ sẽ bớt đau và giúp con thông minh hơn đẻ thường. Tuy nhiên, thực tế thì đẻ thường vẫn là tốt nhất. Bác sĩ chỉ chỉ định đẻ mổ khi sản phụ gặp bất trắc trong thai kỳ. Khi mổ lấy thai,  chị em sẽ phải chịu đựng những rủi ro từ việc gây mê, mất máu, nhiễm trùng và cả việc chọn các biện pháp tránh thai sau này.

Để giảm tổn thương cho tử cung, mẹ nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, uống trà xanh, bổ sung kích thích tố nữ… Những cách này còn giúp giảm nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung nữa.

Bơi lội cũng là phương pháp rất có lợi cho tử cung, giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy trao đổi chất. Mẹ nên dành 2 giờ để bơi lội mỗi tuần.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.