2 cách làm mứt tết mới lạ độc đáo cho ngày Tết thêm màu sắc

Mứt tết được xem như 1 nét truyền thống của dân tộc mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cùng bau.vn tìm hiểu cách làm mứt tết độc lạ trong bài viết dưới đây nhé.

Cách làm mứt khế xào gừng ăn tết

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  •  Khế: 500g
  • Gừng: 1 củ
  • Đường: 250g
  • Nước vôi trong: 500ml

Cách thực hiện

Bước 1: Ướp khế với đường

  • Khế sau khi được sơ chế và ngâm nước vôi trong, bạn tiến hành vớt khế ra và rửa sạch nhiều lần với nước.
  • Tiếp đến bạn cho khế vào tô và đổ đường vào, đảo đều.
  • Ướp khế với đường cho đến khi đường tan hết và ngấm vào khế.

Bước 2: Sên mứt khế

  • Cho hỗn hợp khế và nước đường vào chảo rồi đặt lên bếp đun cho nước đường sôi vài phút rồi hạ lửa nhỏ.
  • Sau đó, bạn tiếp tục sên và đảo nhẹ nhàng hỗn hợp trên đến khi đường sánh lại.
  • Khi miếng khế đã chuyển màu vàng nâu thì cho gừng vào cùng, đảo nhẹ nhàng cho khế và gừng hòa quyện với nhau là tắt bếp.

Bước 3: Hong khô mứt

  • Gắp từng miếng khế lên giấy nến rồi đem phơi nắng khoảng 2 tiếng hoặc hong trong lò nướng 100°C cho đến khi mứt khế se lại hơi khô là được.
  • Để cho mứt nguội hẳn rồi đem cất trong hũ sạch bảo quản nơi thoáng mát.

Cách làm mứt khoai lang ăn tết

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Khoai lang: 2 củ
  • Đường cát trắng: 600g
  • Vani: 2 ống
  • Vôi: 40g

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Khoai lang mua về gọt sạch vỏ, thái miếng vuông hoặc miếng dài tùy ý.
  • Khoai cắt tới đâu, thả khoai ngâm vào nước có pha ít muối. Ngâm khoai chừng 30 phút cho khoai sạch nhựa thì vớt ra cho ráo.
  • Ngâm khoai lần 2 vào nước vôi trong (được pha theo tỷ lệ: Cứ 1 lít nước lại pha với 20 gr vôi trắng, để qua đêm cho lắng trong và chắt lấy phần nước lắng trong để ngâm khoai).
  • Lưu ý là nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm khoai chừng 3 giờ hoặc qua đêm rồi vớt ra, xả lại nhiều lần qua nước lạnh cho thật sạch. Nước vôi trong có tác dụng giúp khoai giòn hơn.

Bước 2: Chần khoai lang

  • Bắc 1 chiếc nồi lên bếp, cho vào khoảng 1.5 lít nước, đun sôi nồi nước, thả khoai vào luộc sơ khoảng 2 phút, không luộc quá chín (nước phải ngập mặt khoai).
  • Khoai sau khi chần sơ được vớt ngay ra rổ, xối rổ khoai qua nước lạnh cho khoai nguội bớt và giữ độ giòn.

Bước 3: Ướp đường khoai lang

  • Chờ cho khoai hoàn toàn ráo nước, rồi thêm đường cát vào. Vì khoai lang đã khá ngọt nên bạn có thể bớt lượng đường, nhưng không được quá ít vì mứt sẽ không đủ để kết tinh trong quá trình sên.
  • Để chừng 5 – 6 tiếng cho khoai ngấm đường và đường tan chảy hoàn toàn, thỉnh thoảng nhớ đảo đều lại để đường thấm đều vào khoai.

Bước 4: Nấu mứt khoai lang

  • Cho khoai và nước đường vào chảo hoặc nồi có đáy dày và đun khoai trên lửa lớn cho nước đường mau cạn, thỉnh thoảng đảo đều.
  • Tiếp theo, canh cho đến khi nước đường bắt đầu keo lại, bạn đảo đũa bắt đầu thấy hơi nặng tay thì hạ lửa nhỏ dần, gần với mức thấp nhất, đảo liên tục.
  • Khi nước đường bắt đầu khô dần, hạ nhỏ lửa đến mức thấp nhất, tay vẫn đảo đều liên tục.
  • Khi đường kết tinh bám trắng vào khoai, từng miếng khoai tách rời nhau thì tắt bếp. Cho vào chảo mứt khoai vài giọt hoặc 2 ống vani, dùng đũa đảo đều trong khoảng 1 phút nữa là được.
  • Đổ khoai ra mâm hoặc mẹt, để khoai ở nơi nắng ấm hoặc nhiều gió cho khoai nguội ráo. Chờ khoai nguội hẳn mới cho khoai vào hũ thủy tinh để lưu trữ.

Nguồn : bau.vn