4 đại kỵ khi uống sữa đậu nành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngộ độc

Sữa đậu nành là thực phẩm lành tính và bổ dưỡng nhưng rất nhiều người thường uống sai cách, từ đó gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Trên thực tế, có rất nhiều điều cấm kỵ khi uống sữa đậu nành mà không ít người mắc phải. Cùng tìm hiểu ngay thêm thông tin trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

4 điều cấm kỵ khi uống sữa đậu nành nên tránh

1. Tránh uống sữa đậu nành khi đang đói

Trong thành phần của sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn protein, do đó nếu bạn bổ sung sữa đậu nành vào lúc đang đói chúng sẽ thay đổi thành nhiệt lượng và được chuyển hóa thành năng lượng. Do đó mà chúng sẽ không phát huy được tác dụng vốn có của sữa đậu nành. Bởi uống loại thực phẩm này vào lúc đói sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng, thậm chí là gây ngộ độc dạng nhẹ. Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ một chút gì đó trước khi uống sữa đậu nành. Bạn có thể tham khảo một số món giàu tinh bột như bánh bao, bánh mì, bánh ngọt.

2. Không thay thế cho nước lọc hoặc sữa

Theo một số chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mặc dù trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin có lợi. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng và thay thế chúng cho việc sử dụng nước lọc hàng ngày. Nếu uống quá nhiều, bạn sẽ dễ gặp phải các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi hay tiêu chảy do chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa đậu nành trong một thời gian dài cũng dễ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Không những vậy, chúng còn đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, bạn không nên bổ sung loại nước uống này quá thường xuyên để đảm bảo sức khỏe bạn nhé. Tốt nhất là không uống quá 500ml mỗi ngày với người lớn và 200ml đối với trẻ em.

3. Không sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc

Hành động sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc là một việc làm phản khoa học. Như đã đề cập, trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, vì vậy khi được bổ sung cùng với thuốc sẽ làm thuốc khó phát huy được hết tác dụng. Trong trường hợp nặng và nguy hiểm, uống thuốc kèm với sữa đậu nành sẽ khiến thuốc phản tác dụng và gây ngộ độc ngay tại chỗ. Đặc biệt là khi bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh như erythromycin, tetracycline.

4. Lưu ý một số nhóm người không nên bổ sung

Mặc dù được biết tới là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số người không thể bổ sung được. Nếu bổ sung có thể gây hại cho sức khỏe.

  • Người bị bệnh gout: Người bệnh gout rất khó để chuyến hóa purin trong sữa đậu nành nên có thể gây đau đớn và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Người bị viêm dạ dày: Sữa đậu nành có tính hàn nên sẽ khiến dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều acid gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, viêm loét nặng hơn.
  • Người thiếu chất kẽm: Trong sữa đậu nành có chứa lectin và saponin hormone khiến cơ thể bị ức chế và hạn chế hấp thụ kẽm.
  • Bệnh nhân sỏi thận: Trong sữa đậu nành có chứa oxalat khi được kết hợp cùng hàm lượng canxi trong máu sẽ dễ tạo ra sỏi thận.
  • Bệnh nhân ung thư vú, buồng trứng, tử cung: Không nên bổ sung sữa đậu nành bởi phytoestrogen có tác động kích thích estrogen và làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Nguồn : bau.vn