4 dấu hiệu báo động về chiều cao của trẻ, bố mẹ cần biết để điều chỉnh

Bố mẹ thường quan tâm đến chiều cao của trẻ, nhưng khi nào nó báo động cho ta biết cần quan tâm đặc biệt và thay đổi để cải thiện chiều cao, khi nào là trẻ vẫn đang tăng trưởng bình thường?

Chiều cao thường ít biến động và có mức độ tăng nhịp nhàng chậm rãi sau 5 tuổi đến trước dậy thì 2-3 năm (tầm 9 tuổi). Mức trung bình tăng là 5 đến 7.5 cm mỗi năm.

Dưới 5 tuổi, mức biến động chiều cao của trẻ lớn hơn nhiều, cụ thể là:

0 – 1 tuổi: Tăng trung bình 25 cm
1 – 2 tuổi: Tăng trung bình 13 cm
3 – trước 5 tuổi: Tăng trung bình 8.75 cm/năm

Lưu ý, đây là mức tăng trung bình khi trẻ được đáp ứng đủ các yếu tố về dinh dưỡng và hormone cần thiết.

Khi nào cần lo lắng về chiều cao của trẻ?

Chiều cao cần tích lũy đủ các yếu tố dinh dưỡng và hormone cần thiết, cải thiện không thể xảy ra ngày một ngày hai như cân nặng. Nó cần được tính bằng năm. Do đó, cải thiện sớm là cách “tiết kiệm” số năm tăng trưởng chiều cao của trẻ. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh), nếu trẻ có 1 trong 4 vấn đề dưới đây là lúc bố mẹ cần nhìn lại dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để cải thiện chiều cao cho con:

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao cho bé trai.

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao bé gái.

1. Trẻ từ 5 – 9 tuổi tăng dưới 5 cm mỗi năm trong 2 năm liên tục

Hoặc tại thời điểm 3 tuổi, trẻ đạt chiều cao dưới mức đường 3rd trong biểu đồ tăng trưởng chiều cao của Tổ chức Y tế thế giới WHO trừ đi 6 cm cho cả bé gái và bé trai.

Ví dụ bé gái tại thời điểm 3 tuổi mức 3rd theo biểu đồ chiều cao WHO là 88 cm thì mức nguy cơ cần quan tâm là: 88 – 6 cm = 82 cm.

2. Trẻ trở nên thừa cân béo phì sau 2 tuổi

3. Trẻ trên 2 tuổi sử dụng trên 2 tiếng/ngày các thiết bị điện tử, chủ yếu điện thoại hay ipad.

4. Trẻ có xu hướng ít vận động và sinh hoạt ngoài trời dù đã tạo điều kiện cho trẻ tham gia, đặc biệt các bé sau 3 tuổi. Nguyên nhân có thể đa dạng như tự kỷ, chứng lo lắng hoặc chỉ là hành vi phát triển thông thường.

Nếu trẻ rơi vào 1 trong 4 yếu tố trên hoặc kết hợp nhiều yếu tố trên, thì trẻ đang có nguy cơ làm suy giảm tăng trưởng chiều cao ít nhất 1 năm tới hoặc vài năm sau đó. Thời gian tăng trưởng chiều cao là có giới hạn. Do đó, đã đến lúc bạn cần nhìn lại những điều gì đang ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ để cải thiện lại tốt hơn.

Chiều cao cần tích lũy đủ các yếu tố dinh dưỡng và hormone cần thiết, cải thiện không thể xảy ra ngày một ngày hai như cân nặng

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý bố mẹ 4 cách giúp cải thiện chiều cao cho trẻ như sau:

1. Giúp trẻ vận động hợp lý

Các bé dưới 5 tuổi đa phần là vận động đủ trừ khi trẻ dành thời gian sử dụng thiết tử điện tử trên 60 phút/ngày.

Trẻ từ 5 tuổi, cha mẹ nên giúp trẻ có kỷ luật trong tập thể dục hoặc tham gia 1 môn thể thao chủ yếu sử dụng chân hoặc vận động toàn thân như bơi lội, đá bóng.

Chỉ cần duy trì ít nhất 60 phút/tuần (5-10 tuổi), 90 phút/tuần (trẻ trên 10 tuổi).

2. Ngủ đầy đủ

Trẻ nên được đi ngủ trước 10 giờ mỗi tối bởi từ 10h đêm đến 3-4h sáng là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất. Bú đêm có thể duy trì trước 1 tuổi tùy nhu cầu nhưng cần bỏ bú đêm cho trẻ sau 15 tháng tuổi vì lúc này bú đêm không phải nhu cầu của trẻ mà là 1 thói quen và có thể ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.

Giấc ngủ sẽ chiếm phần lớn sự tăng trưởng của trẻ, nó nên tránh bị ảnh hưởng bởi thiết bị điện tử và sóng wifi. Do đó, thiết bị điện tử nên ở ngoài phòng. Cục phát sóng wifi có thể tắt khi ngủ là tốt nhất.

Khi ngủ, phòng nên để đèn mờ hoặc tắt đèn để giúp hormone tăng trưởng của trẻ hoạt động tốt hơn.

3. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển cơ thể nói chung mà còn là yếu tố then chốt đối với tăng trưởng xương và chiều cao của trẻ. Có nhiều yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới chiều cao, trong đó có 3 nguồn dinh dưỡng quan trọng sau:

– Chất đạm

Cần đa dạng các loại trong tuần gồm thịt gà, cá, thịt bò/heo, trứng… bởi vì mỗi loại sẽ gia tăng cơ hội để trẻ lấy những axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Lượng đạm mỗi bữa chỉ cần = 1 nắm tay của trẻ là được.

– Canxi từ thực phẩm

Canxi nên lấy từ thực phẩm vì đây là dạng hấp thu tốt nhất vào cơ thể trẻ và không gây nguy cơ dư thừa. Những thực phẩm giàu canxi gồm trứng, cá, hải sản có vỏ, rau xanh, đậu phụ, các loại đậu, sữa, phô mai…

– Các vitamin thiết yếu

Vitamin D quan trọng cho quá trình hấp thụ canxi từ thực phẩm. Gần đây, vai trò của vitamin K2 được TS. Karpiński, ĐH Bialystok, Hà Lan, nhấn mạnh là hỗ trợ vitamin D định hướng canxi vào xương. Quá trình này liên tục diễn ra trong giai đoạn phát triển xương, gia tăng chiều cao.

Do đó, trẻ được khuyên bổ sung vitamin D 400IU/ngày, cho các độ tuổi 0-5 tuổi. Dạng vitamin D thích hợp cho trẻ nên ở dạng xịt hoặc nhỏ giọt hơn là dạng viên.

Ngoài ra, vitamin K2 có thể tìm thấy ở một số thực phẩm như đậu nành lên men Nhật Bản (natto), một số loại sữa chua, phô mai. Những thực phẩm này thích hợp giới thiệu trong các bữa phụ cho trẻ. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin K2 dạng xịt đối với các bé ăn uống ít đa dạng.

4. Giúp trẻ cười vui mỗi ngày

TS. Zlotkin, ĐH Texas, Mỹ đã từng báo cáo rằng yếu tố vui vẻ của trẻ mỗi ngày cũng góp phần vào sự tăng trưởng tốt. Và điều này có thể là liên quan đến sự tiết các hormone tăng trưởng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Trẻ 1 tuổi trở lên uống sữa thế nào là đủ và đúng?

    Sau 1 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não. Đây cũng là lúc chế độ ăn dặm được mở rộng và sữa không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vậy trẻ trên 1 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Loại sữa nào phù hợp? Có nên dùng sữa công thức, hay chuyển sang sữa tươi?Dưới đây là những lời khuyên khoa học, giúp phụ huynh hiểu đúng và bổ sung sữa cho trẻ một cách hợp lý:
  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?