4 yếu tố giá trị tạo nên thành công giúp ích trong cuộc sống

Có một câu danh ngôn đại ý: "Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" là yếu tố truyền động lực cho chúng ta hằng ngày.

Người ta bảo thành công trong cuộc sống của một con người có 30% là do yếu tố thông minh. Còn 70% là do yếu tố ứng xử. Vậy nên trong cuộc sống, ngoài kỹ năng cứng là bằng cấp và học thức, con người ta cần lắm những kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống.

Nguyên tắc 1: Giữ bình tĩnh dù có điều gì xảy ra

Người nóng nảy, không điều khiển được cảm xúc thì về cơ bản rất khó thành công trong cuộc sống. Tính có thể thẳng, khéo léo có thể thiếu. Ghét nịnh bợ, ghét luồn cúi. Không hề sai nhưng đừng để cơn giận lấn át, không điều khiển được hành vi dẫn tới những lời nói gây tổn thương đến nhiều người. Khi nóng giận, ta mở miệng chửi rủa hả hê được một lúc rồi sau đó là bao nhiêu mệt mỏi, hối hận phải xử lý dần.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với vô vàn áp lực nào là công việc, gia đình, tiền bạc… Nếu không làm chủ được cảm xúc của bản thân, dẫn đến tình trạng nóng nảy, mất bình tĩnh, rất có thể bạn sẽ có những hành động, lời nói vô tình làm tổn thương người khác. Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi giận vô cớ, vì vậy hãy tìm cách làm nguội ngay cơn nóng giận đang bộc phát.

Nguyên tắc 2: Kiệm lời là chân lý – yếu tố để thành công

“Thùng rỗng thì kêu to” chắc hẳn ai cũng biết. Nhưng trong môi trường giao tiếp nhiều lúc sự bốc đồng, không gian xung quanh, vài ba ly rượu, vài ba xu cồn lại khiến con người ta muốn nói, muốn chém gió và đôi lúc muốn thể hiện. Hãy cứ nhớ, càng nói nhiều thì càng hớ, càng kiệm lời càng tránh được sự soi mói hay ảnh hưởng người khác. Nhiều lúc, chỉ một hai câu nói hớ hênh vô tâm của mình cũng có thể mang đến một hai kẻ thù rình rập trước sau.

Nguyên tắc 3: Người biết nhận sai hay nhường một nước là người thường đúng

Cùng một vấn đề có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Nếu bạn cãi nhau với một người có trí tuệ, tư tưởng mở, biết xem xét ý kiến nhiều chiều thì cuộc cãi vã sẽ là thảo luận giúp hai người phát triển quan điểm đi lên. Nhưng thường ta ít khi gặp được người có trí tuệ để ngồi tranh luận. Vậy nên hãy cứ nhớ, cãi nhau với người ngu ngốc thì mình còn ngu ngốc hơn. Cãi nhau với người cùn thì mình chỉ là kẻ thiếu thông minh. Ở đời, đôi khi đúng là đúng mà sai là sai, không cần sự công nhận của người khác để được coi là đúng miễn bản thân ta thấy quan điểm của mình là hợp tâm, không vi phạm luân thường đạo lý.

Nguyên tắc 4: Hạn chế chửi thề – yếu tố để thành công

Chửi thề khá vui và thường ai cũng ít nhiều từng chửi thề. Với một xã hội tư tưởng mở, chúng ta cũng sẽ không phán xét văn hoá của một người quá nhiều qua hành vi chửi thề nhưng hãy nhớ có nhiều môi trường, lời chửi thề bộc lộ sự thiếu tinh tế. Mấy câu chửi thề không thể làm bạn oai phong hơn được, chỉ có thành tựu trong cuộc đời mới khiến bạn được nể trọng.

Suy cho cùng, có những thói quen khi còn trẻ ta có thể duy trì nhưng có những thói quen khi đã đến tuổi, gánh dần những trách nhiệm trên đường đời nếu hạn chế một phần sẽ giúp sự giao tiếp chuẩn chỉnh hơn.

 

 

Nguồn : bau.vn