5 cách khuyến khích bé tập đi
1. Khuyến khích bé bò và đứng
Bé tập đi khi bé đã học được cách đứng. Tuy nhiên, trước đó bé học bò. Vì vậy cách khuyến khích bé tập đi đầu tiên là bò. Bò là nền tảng để bé đứng lên và bước đi. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích bé bò để phát triển các cơ bắp chân.
2. Tập cho bé đứng
Khi bé 6 tháng tuổi, mỗi ngày bạn hãy dành vài phút để giữ bé đứng dậy. Điều này sẽ giúp bé làm quen với việc đứng và học cách đặt trọng tâm cơ thể lên hai chân. Trọng lượng của cơ thể sẽ kích thích việc phát triển cơ chân.
3. Các vật dụng giúp bé đứng lên
Có một số đồ chơi được thiết kế đặc biệt để giúp bé đứng lên. Bạn hãy mua vài món và đặt gần bé khi bé đang chơi..
Cách khuyến khích bé tập đi – Dùng các vật dụng hỗ trợ bé đứng và bám
4. Tạo điều kiện thuận lợi để bé tập đi
Khi bé bắt đầu biết tự đi bằng cách bám vào đồ đạc xung quanh, bạn hãy bố trí những vật dụng một cách thuận lợi nhất để bé vịn vào. Chú ý quan sát bé và để bé tự đi một mình.
5. Để bé tự đi
Khi bé tự đi được, bạn đừng cố đỡ bé. Thay vào đó, bạn hãy đóng vai trò như một người bảo vệ. Như vậy, bé sẽ học được cách giữ thăng bằng cơ thể trên chính đôi chân của mình. Việc này không chỉ đòi hỏi sự vận động của chân mà còn cần đến sự kết hợp của não và tai.
Những điều cần lưu ý khi cho bé tập đi
1. Đừng để bé một mình
Không bao giờ để bé một mình dù là bé đã được 18 tháng tuổi và bắt đầu tự bước đi được. Nếu bạn và bé đang tập đi bộ ở ngoài trời thì bạn cần phải cẩn thận hơn. Bé có thể ngã bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn hãy luôn để mắt đến bé nhé.
2. Bắt đầu tập đi trên bề mặt mềm mại
Khi bé mới bắt đầu tập đi, bạn nên để bé tập trên những bề mặt mềm như thảm, nệm… Điều này sẽ giúp bàn chân của bé bớt căng thẳng. Nếu có ngã thì bé cũng sẽ không đau. Khi bé đã đi tốt hơn, bạn có thể chuyển sang các bề mặt khác cứng hơn.
3. Không nên cho bé dùng xe tập đi
Xe tập đi không tốt cho bé. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những bộ khung cố định, không có bánh xe để giúp bé tập đi. Một chiếc xe đẩy đồ chơi cũng rất hữu ích trong việc giúp bé tập đi. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng xung quanh xe luôn có hàng rào để giữ bé lại.
Không nên cho bé dùng xe tập đi tròn
4. Đi chân đất
Khi ở nhà, bạn hãy cho bé đi chân đất vì điều này giúp bé cảm nhận được kết cấu của sàn. Ngoài ra, bé cũng cần có những cử động tự do mà không bị giày trói buộc. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài, bạn phải cho bé mang giày để bảo vệ chân bé. Khi chọn giày cho bé, bạn nên chọn những đôi giày nhẹ, linh hoạt và có lớp đệm bên trong. Bên ngoài, giày phải được thiết kế chống trơn trượt. Bàn chân bé thường phát triển với tốc độ rất nhanh, điều đó có nghĩa là bé sẽ cần một đôi giày mới sau vài tháng. Kiểm tra xem giày và chân của bé có vừa vặn với nhau không để biết khi nào nên đổi giày cho bé.
5. Đừng nôn nóng
Đi bộ là một bước ngoặt quan trọng mà bé cần phải đạt được khi đúng thời điểm. Tuy nhiên, bạn đừng quá nôn nóng dẫn đến những hành động đốt cháy giai đoạn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hãy để bé phát triển một cách tự nhiên, khi bạn thấy bé thích thú với việc tập đi thì đó chính là lúc mà bạn nên dạy cho bé những bước đi đầu tiên.
Khi bé bắt đầu tập đi, bạn nên gỡ bỏ những vật dụng nguy hiểm xung quanh nhà. Dùng băng keo quấn các cạnh nhọn của đồ đạc lại. Hãy chắc chắn rằng có một môi trường an toàn để bé tập đi.
Nguồn : bau.vn
Tags: Trẻ tập đi