5 điều thay đổi khi mang thai bắt buộc bạn phải biết

Những thay đổi khi mang thai có thể sẽ khiến bạn thấy bất ngờ hay không quen. Chúng ta cùng điểm qua những điều sau để chuẩn bị tinh thần vững vàng nhé!

Hầu như ai cũng trải qua những thay đổi khi mang thai. Do đó, chị em hãy bình tĩnh để xử lý và thích nghi những thay đổi đó nhé!

1. Thay đổi khi mang thai- Cảm nhận được bản năng làm mẹ

Thay đổi rõ nhất chính là bạn sẽ cảm nhận được khả năng làm mẹ cảm xúc. Bỗng nhiên bạn cảm thấy bản thân mình nhạy cảm hơn, yêu trẻ con và biết chăm lo cho tổ ấm của mình.

Có rất nhiều phụ nữ cảm nhận được bản năng làm tổ, làm mẹ thông qua việc thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón em bé chào đời. Bạn có thể tích cực lau dọn nhà cửa, cọ tường nhà, tủ chén… những việc mà trước khi mang thai bạn không thường làm. Hành động này có thể bắt nguồn từ suy nghĩ em bé cần một nơi sạch sẽ nên bạn cần dọn dẹp. Tuy nhiên, bạn đừng làm quá sức nhé vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Tâm trạng dễ dàng thay đổi

Nhiều vấn đề trong thay kỳ tác động đến tâm trạng của bạn như ngực tăng cỡ và trở nên nhạy cảm ơn, hormone thay đổi, mệt mỏi do ốm nghén, tăng cân… Bạn có thể vừa thấy vui vẻ nhưng ngay sau đó buồn bực, chán nản.

Đây là tình trạng bình thường mà phụ nữ mang thai hay trải qua, bạn sẽ phải đối mặt với nó nhiều nhất ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên và gần cuối giai đoạn mang thai.

Nhiều người cũng có khả năng bị áp lực hoặc trầm cảm khi mang thai. Nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống hay thay đổi tâm trạng trong 2 tuần liên tục thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ.

3. Thay đổi khi mang thai- Làn da

Trong quá trình mang thai, hormone của thai phụ sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ quan, trong đó dễ nhận thấy nhất là làn da. Khi đó, thể tích máu tăng lên để tăng cường máu cung cấp cho tử cung và các cơ quan. Việc này làm tăng tiết tuyến dầu, khiến bạn dễ nổi mụn hơn, các vết tàn nhang có trên mặt cũng sẫm màu hơn.

Ngoài ra, một số phụ nữ xuất hiện các mảng nâu, vàng được gọi là chloasma (mặt nạ thai kỳ). Một số người lại xuất hiện sọc màu tối dưới rốn kéo dài xuống phần bụng dưới, tăng sắc tố bầu ngực, cơ quan sinh dục và vùng hậu môn. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do hormone thay đổi tạo ra nhiều sắc tố hơn.

4. Tình trạng giãn tĩnh mạch, trĩ và táo bón khi mang thai

Giãn tĩnh mạch: Khi có bầu, tình trạng này thường thấy ở khu vực chân và vùng sinh dục khi các mạch máu bị giãn rộng, gây khó chịu và ngứa, đau. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, kê cao chân khi ngồi và tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian lâu.

Trĩ: Đây là tình trạng phổ biến khi mang thai do lượng máu tăng và kích thước của tử cung tăng, gây áp lực lên vùng chậu. Từ đó, các tĩnh mạch trong trực tràng bị tác động và giãn ra gây trĩ. Bệnh trĩ làm bạn chảy máu khi đi đại tiện, đau, ngứa, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống.

 

Táo bón: Do hormone thai kỳ mà quá trình tiêu hóa của bạn bị chậm lại, gây áp lực lên ruột già làm cho bạn khó đi vệ sinh. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ trong thai kỳ.

Để phòng tránh trĩ và táo bón trong thai kỳ, bạn nên ăn nhiều chất xơ, ăn uống nhiều hoa quả và nước ép, tập thể dục một cách tập thể dục đều đặn.

5. Thay đổi khi mang thai- Những thứ thoát ra khỏi cơ thể khi chuyển dạ

Khi bạn bắt đầu hoặc đang chuyển dạ, bạn vỡ ối, nước ối chảy ra nhiều và đột ngột hoặc chỉ giỏ giọt hoặc phải chọc ối nếu tử cung đã mở đủ.

Trong quá trình chuyển dạ, bạn còn buồn nôn, tiêu chảy, xì hơn mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Qúa trình mang thai và sinh con có rất nhiều thay đổi khiến bạn bất ngờ, thú vị hoặc cũng thấy mệt mỏi. Nhưng sau tất cả, ngọt ngào sẽ đến khi em bé ra đời mạnh khỏe.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.