5 sai lầm trong ăn dặm khiến con bị biếng ăn, mẹ có mắc phải không?

Trẻ biếng ăn là bài toán đau đầu của biết bao bố mẹ. Nhưng nguyên nhân xuất phát từ chính những sai lầm trong ăn dặm thì không phải mẹ nào cũng đã biết.

Đây là những sai lầm trong ăn dặm mà các bà mẹ hay mắc phải khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng dẫn tới chậm lớn, còi cọc.

1. Cho trẻ ăn quá nhiều nước hầm xương

Đây là một trong những sai lầm cơ bản của rất nhiều bà mẹ. Họ cho rằng nước hầm xương chứa nhiều canxi tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng sự thật không phải vậy. Nước hầm xương không chứa nhiều canxi bằng phần thịt. Trong quá trình ninh nấu, chất béo từ tủy xương thoát ra. Những chất này gây ra khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Hơn nữa trẻ muốn hấp thu canxi cần có phốt pho. Nhưng nước hầm xương lại không chứa nhiều phốt pho. Để hấp thụ được phần canxi có trong nước hầm xương, cơ thể trẻ thể sẽ tự rút phốt pho từ xương. Việc này khiến bé dễ bị còi xương, chậm lớn.

Một sai lầm trong ăn dặm là mẹ chỉ cho con ăn nước hầm xương

2. Khẩu phần ăn đơn điệu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ huynh nên chuẩn bị cho con những bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Mẹ cần kết hợp đa dạng nguyên liệu, thay đổi thực đơn hàng ngày để bé có đủ dinh dưỡng đồng thời ngừa biếng ăn.

Khẩu phần ăn quá đơn điệu là sai lầm trong ăn dặm sẽ khiến trẻ ngày càng lười ăn

3. Cho trẻ ăn quá mặn

Các chuyên gia khuyến cao, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn thức ăn có gia vị. Trẻ cần được ăn thực phẩm có vị nguyên bản.

Khi cho trẻ ăn gia vị sớm có thể gây ra rối loạn vị giác, dần dần khiến bé chán ăn, biếng ăn.

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối từ khi còn nhỏ sẽ khiến bé dễ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ…

4. Cho bé ăn trái cây thay cho rau

Rất nhiều trẻ nhỏ không thích ăn rau và mẹ nghĩ rằng trái cây có thể thay thế cho rau. Nhưng đây chính là sai lầm trong ăn dặm. Hai nhóm thực phẩm này có lợi ích riêng và không thể dùng thay thế cho nhau.

Rau giàu chất xơ thô, tốt cho nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, rau còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là chúng có thể cung cấp canxi và sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Ăn trái cây thay rau là sai lầm trong ăn dặm khiến con sẽ chậm tăng cân, chậm phát triển về sau này.

5. Dùng nước trái cây thay trái cây

Khi ép nước, các chất dinh dưỡng như vitamin và chất xơ có trong trái cây sẽ mất đi.

Ngoài ra, thường xuyên cho trẻ uống nước trái cây sẽ khiến bé cảm thấy không thích uống nước lọc nữa.

Cha mẹ không nên cho bé uống nước trái cây trước 1 tuổi. Khi bé được 1 tuổi, lượng nước trái cây cũng không nên nhiều hơn 120ml/ngày.

Hy vọng qua bài viết hôm nay, ba mẹ sẽ biết tránh những sai lầm trong ăn dặm thường mắc phải nhất để nuôi con chóng lớn, khoẻ mạnh và phát triển tốt nhất ba mẹ nhé.

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.