Thời điểm thụ thai liên quan mật thiết đến sự phát triển của thai nhi. Muốn thai nhi khỏe mạnh, bình thường, bạn hãy tránh xa 5 thời điểm này nhé!
1. Tránh thời điểm thụ thai khi sức khỏe yếu
Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định bạn có nên thụ thai vào giai đoạn này hay không? Với chị em phụ nữ có sức khỏe kém hoặc đang mắc các bệnh mãn tính như thiếu máu, tim, hen suyễn, cường tuyến giáp, tiểu đường… thì không nên có con vào giai đoạn này và tập trung điều trị cho đến khi được bác sĩ đánh giá lại tình trạng sức khỏe, lúc đó mới quyết định mang thai.
Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc họ hàng gần ở cả nội và ngoại bị dị tật, mắc các bệnh về gen, vợ chồng bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và có hướng xử trí thích hợp trước khi mang thai nhằm phòng chống dị tật thai nhi.
2. Thời điểm không nên thụ thai- Khi vừa ngừng thuốc tránh thai
Phụ nữ không nên có thai ngay sau khi vừa ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Bởi trong thời gian dùng thuốc tránh thai, cơ thể bạn đã có những thay đổi về hormone. Mặc dù sau khi ngừng thuốc, việc tránh thai không còn hiệu quả nữa nhưng các thay đổi do thuốc gây ra vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Do đó, theo các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên Do đó, theo khuyến cáo, bạn nên đợi ít nhất 2-3 tháng sau khi ngưng thuốc tránh thai, để vòng kinh trở lại bình thường mới nên thụ thai. Khi đó, những tàn dư còn sót lại của thuốc tránh thai sẽ được “tống” ra ngoài hoàn toàn, đảm bảo sức khỏe lành mạnh.
3. Áp lực tâm lý quá nặng
Thật sai lầm nếu bạn nghĩ trạng thái tinh thần không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nếu bạn đang phải gánh chịu áp lực hay tâm lý quá nặng nề như trầm cảm về tinh thần, thì khi đó các chức năng sinh lý bên trong cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng theo, đặc biệt chất lượng trứng giảm sút.
Do đó, muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, ít nhất bạn phải điều chỉnh lại tâm trạng tiêu cực trước đó, tạo một tâm thế thoải mái, vui vẻ trong suốt thai kỳ và giữ tinh thần ổn định này cho cả quá trình sau sinh nhé!
4. Làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại
Làm việc hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường chứa các hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, các dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu, môi trường nhiễm Cytomegalo virus, Rubella… rất dễ dẫn đến đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, gây dị tật thai nhi, thậm chí sinh non hoặc sảy thai.
Dù cho bạn có sử dụng biện pháp bảo hộ, các độc chất này vẫn có thể tác động đến sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng. Bởi lẽ đó, nếu từng tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường có chất độc hại, đừng nghĩ đến việc mang thai trong vòng 4 tuần sau đó, để phòng chống dị tật thai nhi.
Trên đây là 4 thời điểm tránh mang thai, để đảm bảo sự phát triển bình thường và toàn diện cho thai nhi. Trước khi lên kế hoạch có em bé, bạn hãy chú ý đến điều này nhé!
Nguồn : bau.vn