7 công dụng bất ngờ của lá đắng dành cho mẹ bầu

Theo nghiên cứu, lá đắng có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu ăn được lá đắng không đang là câu hỏi chung của nhiều người. Vậy nó có công dụng như thế nào đối với bà bầu?

Từ lâu lá đắng đã được dùng để chữa nhiều bệnh như: viêm phổi, xuất huyết dạ dày, cao huyết áp,… Với nhiều vitamin, khoáng chất lá đắng trở thành loại lá dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Dinh dưỡng có trong lá đắng

  • Chất xơ
  • Protein
  • Mangan
  • Kẽm
  • Sắt
  • Kali
  • Phốt pho
  • Canxi
  • Selen
  • Axit amin

Ngoài ra, trong lá đắng còn có alkaloids, tanin, glycoside, terpene, steroid,  vitamin A, C, K, E, B1, B2,… Những dưỡng chất này rất có lợi cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Nó sẽ giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong suốt thai kỳ. Bà bầu ăn còn giúp ngăn ngừa được tình trạng ốm nghén, ho, cảm và cơ thể khỏe mạnh.

7 lợi ích bất ngờ của rau lá đắng cho thai phụ

Chữa đau họng, ho, tiêu đờm

Lá đắng có chứa saponin, chất chống oxy hóa xanthones có khả năng tiêu độc, chống viêm. Chúng như kháng thể tự nhiên giúp mẹ bầu chống lại các chứng đau họng, ho, tiêu đờm trong thai kỳ.

Tăng khả năng sinh sản

Những dưỡng chất có trong loại rau này có khả năng kích thích giúp mẹ bầu sinh con thuận lợi hơn.

Làm hạ sốt, trị cảm lạnh

Các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá có thể dùng để hạ sốt và chữa cảm. Xanthones là chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật, là kháng thể tự nhiên có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, xanthones còn ức chế quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, kháng khuẩn, giảm đau,…

Tăng cường miễn dịch, kiểm soát lượng đường huyết

Saponin trong lá đắng giúp thanh lọc máu, khiến hệ tuần hoàn hoạt động dễ dàng. Làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch cho phụ nữ mang thai. Saponin cũng là chất chống viêm, là kẻ thù của các loại ký sinh trùng, nhờ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Nấu lá đắng lấy nước uống sẽ làm giảm nhiệt, thanh lọc cơ thể và giúp bà bầu bớt nóng trong. Hơn nữa, nước lá đắng còn là giảm táo bón trong thai kỳ cho mẹ bầu.

Ngăn ngừa bệnh về tiêu hóa, tim mạch

Do có đặc tính sát khuẩn nhẹ của tanin, một số loại men do vi khuẩn gây ra ở đường tiêu hóa sẽ bị ức chế. Tanin có trong lá đắng cũng giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do để ngừa ung thư và tham gia vào quá trình chuyển hóa. Từ đó làm giảm các cholesterol xấu, giúp hệ tim mạch phụ nữ có thai hoạt động ổn định.

Tăng cảm giác ngon miệng, chống buồn nôn

Mặc dù lá đắng hơi khó ăn nhưng nó lại có thể giúp cho bà bầu đang ốm nghén giảm bớt các triệu chứng như nôn nghén, chán ăn.

Giảm triệu chứng buồn nôn

Bên trên là 7 công dụng của lá đắng dành cho bà bầu. Tuy có nhiều dinh dưỡng như vậy nhưng mẹ bầu không nên dùng quá nhiều, 1-2 lần/ tuần và nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.