7 tư thế quan hệ kinh điển cho mẹ bầu vừa thăng hoa lại tốt cho em bé

Có thai quan hệ được không? Tư thế quan hệ khi mang thai nào phù hợp với mẹ bầu? Bầu sẽ mách mẹ 7 tư thế quan hệ kinh điển nhất.

Nói chứ thời buổi công nghệ đi trước ai còn tin chuyện quan hệ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến em bé thì buồn 100%. Dĩ nhiên, ở đây không bàn đến trường hợp một số ít phải kiêng cữ theo chỉ định của bác sĩ vì nhau thai bám thấp hay lý do nào đó đặc biệt. Chẳng phải mẹ thoải mái thì con mới vô tư vui vẻ được đó sao!

Có thai quan hệ được không? Câu hỏi cũ vô cùng

Có một sự thật rành rành, trong thời kỳ bầu bí, nhu cầu tình dục của mẹ tăng, muốn được yêu và âu yếm nhiều hơn từ bạn đời. Ngay trong tuần đầu mang thai, hai loại tiết tố hormone hướng sinh dục rau thai hCG (human chorionic gonadotropin) và các steroid (progesteron và estrogen) đã bắt đầu thay đổi, đó chính là lý do những cuộc yêu trở nên thú vị hơn.

Quan niệm xưa cũ cho rằng “chuyện ấy” khi mang thai có thể ảnh hưởng đến đầu của em bé, cản trở sự phát triển não bộ. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ trừ khi có cảnh báo của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Phải công nhận thêm một điều nữa, ở từng giai đoạn thì ham muốn của mẹ sẽ khác nhau:

– Tam cá nguyệt thứ nhất nỗi lo về nguy cơ sảy thai, thai lưu, cộng với tình trạng ốm nghén, mệt mỏi thường khiến các bà bầu giảm ham muốn tình dục.

– Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn hưng phấn nhất vì tâm lý thoải mái, đặc biệt là sự thay đổi nhiều về hormone sinh dục và chu kỳ tuần hoàn cơ thể.

– Tam cá nguyệt thứ ba thai to chiếm hầu hết khoang bụng, cơ thể người phụ nữ mệt mỏi, không thoải mái, nỗi lo về sinh non xuất hiện… ảnh hưởng đến tâm lý.

7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển

Nói là kinh điển vì đó là những tư thế quan hệ khi mang thai truyền thống nhưng “khoái cảm” vẫn cực đỉnh ngay cả khi mẹ đang có bầu.

1. Tư thế “mặt đối mặt”

Tư thế quan hệ khi mang thai: Mặt đối mặt

Khi bụng bầu chưa quá lớn thì tư thế này hoàn toàn có thể thực hiện mà không gây bất cứ cản trở nào. Hãy để anh ấy ngồi ở mép giường còn bạn sẽ ngồi lên đùi trong tư thế đối mặt. Quyền chủ động sẽ thuộc về mẹ bầu khi có thể chủ động tăng, giảm nhịp độ cuộc “yêu” theo ý muốn của mình.

2. Tư thế góc tù

Tư thế quan hệ khi mang thai: Tư thế góc tù

Đây là tư thế thích hợp trong tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu có thể nằm ngửa và tạo với ông xã một góc hình chữ V. Đồng thời bạn đặt một chiếc gối bên dưới lưng để hỗ trợ nâng đỡ và tạo ra cảm giác thoải mái cho chân của ông xã. Bằng cách này, bạn sẽ giảm bớt hầu như hoàn toàn trọng lượng của chồng lên bụng bầu đấy.

3. Tư thế “hai cây kéo”

Tư thế quan hệ khi mang thai: Tư thế cây kéo

Tên gọi đã nói lên tất cả. Bạn chỉ cần tưởng tượng bạn giống như một cây kéo vậy, và chồng là cây kéo còn lại là dễ dàng thực hiện thành công. Bầu chỉ cần nằm một cách lười biếng và tận hưởng cảm xúc thăng hoa. Yên tâm rằng ông xã sẽ biết cách làm thế nào để cả hai “lên đỉnh” mà không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

4. Tư thế quan hệ từ phía sau (Doggy)

Tư thế quan hệ khi mang thai: Tư thế doggy

Trong 7 tư thế quan hệ kinh điển, đây là tư thế được yêu thích nhất. Tư thế này mang lại cho chồng sự chủ động và dễ kích thích điểm G. Đồng thời lúc này bụng bầu không gây cản trở 2 người.

Một lưu ý cần nhớ không bao giờ được quan hệ quá mạnh bạo, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng để đảm bảo an toàn cho cho thai nhi.

5. Tư thế “cưỡi ngựa”

Tư thế cưỡi ngựa

Tư thế này được gọi là “chiều chồng”, tức là chàng chẳng cần làm gì ngoài tận hưởng. Tư thế này mẹ bầu hoàn toàn có thể điều chỉnh độ nông, sâu và tư thế sao cho cảm thấy thoải mái và thăng hoa nhất. Mẹ bầu cũng được chủ động thay đổi nhịp độ theo cảm xúc còn đôi tay chàng được giải phóng.

6. Tư thế “bầu bên trên”

Tư thế bầu bên trên

Với tư tư thế này, bụng bầu không chịu bất kỳ tác động nào dù có quan hệ mạnh hơn một chút và chỉ áp dụng khi bụng bầu còn nhỏ. Cả hai vợ chồng có thể từ từ thư giãn và tận hưởng. Mẹ bầu có thể chủ động cuộc yêu, tăng giảm nhịp độ, điều chỉnh độ nông và sâu.

7. Tư thế “úp thìa”

Tư thế quan hệ khi mang thai: Tư thế úp thìa

Tư thế nằm cho bà bầu tốt nhất là nghiêng vì luôn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi các cơ ít bị kéo căng nhất. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, đây là tư thế quan hệ khi mang thai ổn nhất. Mẹ bầu chỉ cần nằm thật thoải mái trên giường để chồng ôm bạn từ phía sau, “tiến tới” một cách từ từ và tận hưởng.

Với tư thế quan hệ khi mang thai này, người chồng thậm chí có thể massage, ve vuốt nhẹ lưng và dọc cơ thể khiến mẹ bầu thấy thư giãn hơn.

Phụ nữ ai chẳng muốn yêu và được yêu, thế nên quan hệ khi mang thai là chuyện phải diễn ra. Hãy chủ động chia sẻ chuyện gối chăn với chồng để cả hai cùng thăng hoa nhé!

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.