1. Đi từng bước nhỏ
Khi đi giày cao gót, bạn sẽ khó giữ thăng bằng và di chuyển linh hoạt. Chính vì thế, bạn nên đi từng bước nhỏ, chậm rãi, không gập đầu gối. Nếu đi những bước to hoặc gập gối sẽ khiến bạn trông mất tự nhiên và không được tự tin, dáng đi sẽ xấu.
2. Giữ thẳng lưng khi đi giày cao gót
Bạn nên giữ thẳng vai, cằm song song với sàn nhà để làm cơ bụng căng lên. Chiếc bụng phẳng sẽ làm cho cơ thể bạn gầy và nhẹ nhàng hơn. Khi đó, dáng đi của bạn vừa thanh lịch, dứt khoát và cũng toát ra khí chất.
3. Đi trên một đường thẳng
Đi trên giày cao gót chuẩn là bạn hãy tưởng tượng một đường thẳng trước mặt và đi theo chúng. Đừng quên hạ bàn chân từ gót chân đến mũi chân, giữ vai và lưng thẳng, mông hơi lắc lư. Nếu học được tư thế đi này, bạn sẽ thấy bản thân trở nên thật quyến rũ.
4. Tìm kiếm điểm tựa khi di chuyển
Giày cao gót rất khó đi, đặc biệt di chuyển trên những địa hình dễ vấp ngã. Khi đớ, bạn nên tìm những điểm tự như vịn vào tay cầm, lan can cầu thang để tránh trường hợp hụt gót chân, trẹo chân…
Nếu không có điểm tựa, bạn nên đi cẩn thận, từ tốn và nên đi cùng đông người để cơ thể giữ được thăng bằng.
5. Ưu tiên những đôi giày cao gót có quai hoặc hở mũi
Những đôi giày có quai đem lại cho người đi cảm giác chắc chắn và an toàn hơn. Sự hỗ trợ từ quai giúp chân bạn không mất quá nhiều sức để giữ chặt đôi giày không bị tuột ra.
Còn những đôi giày hở mũi sẽ giúp bạn giảm áp lực lên ngón chân, những vết chai sần ở bàn chân. Ngoài ra, giúp bạn thay đổi phong cách, khiến tủ giày đa dạng hơn.
6. Chọn đúng kích cơ giày
Một đôi giày rộng quá hay chật quá đều khiến bạn khó chịu và làm cho dáng đi không được phóng khoáng, tự nhiên. Đôi giày chật sẽ khiến bạn bị đau chân, và dáng đi không thật thảm hại.
Tuy nhiên, nếu buộc phải lựa chọn giữa rộng và chật, bạn có thể lựa chọn đôi giày rộng hơn cỡ chân 1 chút, sau đó sử dụng miếng lót giày silicon để “chữa cháy”.
Mặc dù vậy, đôi giày đúng kích cỡ chân mới là đôi giày khiến bạn thoải mái khi đi nhất và có thể cùng bạn đi đến nhiều nơi.
7. Thư giãn bàn chân
Những lúc không phải đi lại như đang ngồi bàn làm việc, hãy co duỗi các ngón chân, xoay nhẹ cổ chân để các cơ bàn chân được giải phóng.
Sau một ngày làm việc, đi giày cao gót quá nhiều, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm và massage. Điều này giúp lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng tê chân và đau chân khi đi giày liên tục.
8. Luyện tập đi bộ trên giày cao gót
Tư thế đi, đứng cũng ảnh hưởng đến xương bàn chân. Nếu bạn dồn hết trọng lượng lên mũi chân, một thời gian xương chân có thể biến dạng và gây đau nhức. Hãy để cơ bụng cùng tham gia khi bước đi, giữ vai cố định và đầu ngẩng cao. Tiếp đất bằng gót chân trước khi bước rồi hạ mũi chân để đi bước tiếp theo.
Bạn sẽ phải giữ lưng hơi cong và đưa ngực cùng xương chậu hướng về phía trước. Khi đó, trọng tâm cơ thể sẽ được phân bố đều. Có thể mất một khoảng thời gian để làm quen và duy trì được tư thế đúng khi đi giày cao gót.
Nguồn : bau.vn