Ăn dặm kiểu Nhật có gì khác ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy?

Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là các phương pháp không còn xa lạ đối với nhiều người. Trong bài viết này hãy cùng phân biệt điểm giống và khác nhau giữa các kiểu ăn dặm trên nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật, BLW hay ăn dặm truyền thống? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ thường xuyên đặt ra khi bắt đầu cùng con bước vào hành trình ăn dặm. Mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc, ưu điểm riêng. Trong bài viết này hãy cùng Bau.vn tìm hiểu về sự khác biệt này nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật có gì khác so với ăn dặm truyền thống

1. Về cách chế biến

Người Nhật thường xuyên sử dụng nước dashi để chế biến đồ ăn dặm cho con. Nước dashi thường dùng là nước hầm rau củ chứa nhiều vitamin tốt cho sự phát trển của trẻ. Khi chế biến mẹ sẽ cho con ăn cháo loãng lọc qua rây với tỉ lệ 1:10. Đồng thời tăng dần độ thô của cháo theo độ tuổi của trẻ. Khi ăn dặm kiểu Nhật, độ thô của đồ ăn rất quan trọng. Các thực phẩm sẽ được nấu riêng thay vì xay chung như ăn dặm truyền thống. Ngoài ra thực phẩm lựa chọn cũng ưu tiên giàu DHA như cá hồi.

Ngược lại, khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống, các mẹ Việt thường ưa dùng nước xương hầm. Nhiều người nghĩ rằng nước xương hầm rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên các dưỡng chất này lại không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi chế biến đồ ăn, hầu hết các mẹ đều xay nhuyễn thực phẩm hoặc dùng bột ăn dặm cho con. Thực phẩm thường dùng cũng đa dạng như thịt gà, thịt bò, lợn…

2. Về chế độ ăn

Khi ăn theo kiểu Nhật, mỗi ngày mẹ sẽ cho bé ăn 5 bữa. Trong đó là 1 bữa uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các bữa sau sẽ cách nhau 4 tiếng là các món ăn dặm. Càng về sau thì các bữa sẽ tăng lên, thường sẽ là 2-3 bữa ăn dặm cùng gia đình và 2 bữa sữa phụ.

Đối với ăn dặm kiểu truyền thống thì bé sẽ ăn 7-9 bữa một ngày, gồm sữa, bột, cháo. Mỗi bữa ăn của trẻ cách nhau chưa đến 2 tiếng.

3. Về cách ăn

Một điều mà ai cũng biết đó là ăn dặm theo kiểu Nhật sẽ không thúc ép con ăn. Bé sẽ được ngồi trên ghế, ăn uống tự do theo những gì mà mình muốn. Trên bàn ăn sẽ đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, vitamin để riêng biệt. Con sẽ được lựa chọn món ăn yêu thích, nếu không ăn hết cũng không sao.

Trong khi đó kiểu ăn truyền thống lại thúc ép con trẻ ăn bằng được. Bố mẹ Việt thường sử dụng nhiều cách như bế rong, cho con xem TV, nghe nhạc hoặc chơi đồ chơi. Nhìn chung là tìm đủ mọi cách để con có thể ăn hết một báo cháo hoặc bột. Đồ ăn cũng trộn lẫn nên con khó có thể nhận ra được vị của món ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật có gì khác ăn dặm tự chỉ huy BLW

Ăn dặm kiểu Nhật và kiểu truyền thống luôn hướng đến việc ăn thô sớm và không ăn đồ quá nhuyễn. Hai phương pháp này có điểm chung là tôn trọng nhu cầu ăn của trẻ. Với 2 cách ăn này, trẻ sẽ học được cách nhận thức mùi vị dễ dàng hơn. Việc để các thực phẩm tách rời vừa giúp các bé phân biệt đồ ăn, vừa giúp bé chọn được món yêu thích. Từ đó mẹ cũng dễ nhận ra sở thích của con hơn. Bên cạnh đó, hai phương pháp này đều hướng đến việc rèn thói quen ăn uống của trẻ. Các con được học cách ngồi ghế ăn, tập trung ăn và hình thành thói quen cầm, nắm, nhai, nuốt.

Tuy nhiên hai phương pháp này cũng có những điểm khác. Khi ăn theo kiểu Nhật, trẻ sẽ ăn thô theo giai đoạn. Thực phẩm là cháo lọc qua rây pha với rau củ quả xay có độ nhuyễn nhất định. Trong khi đó ăn dặm BLW sẽ cho trẻ ăn thô hoàn toàn với rau củ quả đã được hầm chín. Khi ăn kiểu Nhật các con sẽ học được cách dùng thìa. Còn với ăn dặm BLW con sẽ dùng tay để đưa thức ăn vào miệng.

Nhìn chung mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc khác biệt riêng. Tùy vào sức khỏe thể chất và thói quen của trẻ mà mẹ hãy chọn một cách ăn dặm riêng phù hợp nhé!

Nguồn : bau.vn