Ăn dặm kiểu nhật kết hợp ăn dặm truyền thống – nên hay không?

Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống là hai phương pháp rất phổ biến được nhiều mẹ áp dụng. Vậy việc kết hợp 2 phương pháp với nhau liệu có nên hay không? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

Ăn dặm là một hành trình không hề đơn giản. Để tìm được phương pháp ăn dặm đúng cách, hiệu quả cho trẻ mẹ cần thời gian và kiên nhẫn. Ngoài 3 phương áp ăn dặm tự chỉ huy, truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật thì việc kết hợp các phương pháp với nhau cũng đang được ưa chuộng.

Thế nào là ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật?

Tìm hiểu về ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp được nhiều bà mẹ Việt dùng nhất. Ăn dặm truyền thống có lịch sử từ rất lâu đời. Cách ăn này đơn thuần sử dụng bột ăn dặm cùng với các thực phẩm xay nhuyễn. Thường là xay bột cùng với thịt, cá, rau.

Khi ăn dặm truyền thống mẹ sẽ đút cho bé ăn. Thậm chí là dùng tất cả các biện pháp để con ăn hết bát bột như vừa bế đi chơi vừa cho ăn, xem TV, máy tính…Bé chỉ việc ngồi và nuốt thức ăn.

Nhìn chung đây là phương pháp tiện lợi và đơn giản. Bé sẽ ăn một lượng thức ăn cố định mà mẹ đã chuẩn bị. Chính vì thế việc tăng cân sẽ dễ dàng hơn.Việc ăn bột và đồ xay mịn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Phương pháp này cũng phù hợp với các mẹ bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị các món ăn cầu kì.

Tuy nhiên với ăn dặm truyền thống trẻ lại không phân biệt được mùi vị từng món ăn. Ăn thức ăn nhuyễn do cha mẹ đút đồng nghĩa với việc con sẽ thụ động, không biết cách cầm thìa đũa. Ngoài ra nó giảm khả năng hấp thu dưỡng chất do thói quen vừa ăn vừa chơi.

Tìm hiểu về ăn dặm kiểu Nhật

Đang thịnh hành và được yêu thích hàng đầu chính là phương pháp này. Với một thế hệ hướng trẻ đến việc tự lập, chủ động thì ăn dặm theo cách người Nhật lại càng được ưa chuộng. Mẹ sẽ con ăn cháo loãng tỉ lệ 1:10 đã lọc qua. Kết hợp với đó là các thực phẩm thô, chế biến theo từng độ tuổi.

Khi ăn dặm kiểu Nhật con sẽ ngồi ghế, ăn nghiêm túc và tập trung. Chính vì vậy trẻ sẽ được phát triển kĩ năng tự lập, chủ động khi ăn. Đó chính là kĩ năng cầm, nắm, nhai, nuốt. Đồng thời tách riêng thực phẩm giúp con phân biệt được mùi vị từng món ăn khác nhau. Làm quen với thức ăn thô rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Một ưu điểm vượt trội nữa đó là con sẽ có tâm lý tự do, thoải mái, hứng thú với bữa ăn.

Tuy nhiên đây lại là phương pháp khá khó khăn với các mẹ bận rộn. Việc để con tự do ăn nhiều lúc sẽ khiến trẻ không tăng cân do ăn ít hơn thường.

Kết hợp hai phương pháp ăn dặm – nên hay không nên?

Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp 2 phương pháp ăn dặm này cho trẻ. Mỗi phương pháp đều có một ưu điểm và nhược điểm riêng. Biết chọn lựa để kết hợp 2 phương pháp làm một sẽ là hướng đi mới toàn diện cho việc ăn uống của trẻ.

Mẹ có thể tận dụng cả tất cả những lợi ích của 2 phương pháp và bù trừ đi những nhược điểm. Con sẽ học được cách phân biệt mùi vị, đồng thời vẫn học được cách nhai nuốt theo phản xạ. Việc kết hợp sẽ giúp con bổ sung được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trẻ sẽ tăng cân đều mà vẫn phát triển về sức khỏe tinh thần, thói quen ăn uống.

Những nguyên tắc kết hợp ăn dặm truyền thống và kiểu Nhật

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có một nguyên tắc riêng biệt. Đồng nghĩa với việc khi kết hợp bạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc ấy.

  • Chú ý thời điểm ăn dặm: Mẹ nên cho con ăn dặm khi đã đủ tháng tuổi. Trẻ có thể ngồi, thẳng đầu, biết nuốt thức ăn. Cho con ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Thời điểm chuyên gia khuyến cáo là 6 tháng tuổi.
  • Không ép ăn, không gây căng thẳng cho con.
  • Luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái, tự do cho con.
  • Chế biến thực đơn đa dạng, phong phú nhưng vẫn cần đủ chất
  • Cho con ăn các món phù hợp với từng độ tuổi. Không ăn thịt, cá, trứng từ quá sớm.
  • Bắt đầu từ ít đến nhiều, từ món mịn đến đặc dần.
  • Chú ý thời gian ăn không dài quá 30 phút. Đảm bảo thực phẩm vẫn ấm nóng khi ăn. Lúc ăn cần tập trung, không làm việc riêng như chơi đồ chơi, xem phim như ăn dặm truyền thống thông thường.
  • Chỉ nên ăn dặm 1 lần/ngày đối với trẻ dưới 8 tháng tuổi.

Việc kết hợp các phương pháp ăn dặm là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên không phải hành trình nào cũng đơn giản. Mẹ hãy tuân thủ các nguyên tắc và cùng kiên nhẫn đồng hành cùng con nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.