Ăn dặm kiểu truyền thống đã lỗi thời: đúng hay sai?

Cùng với sự phát triển của xã hội, có rất nhiều kiểu ăn dặm mới khiến các mẹ đau đầu không biết đâu là kiểu ăn dặm tốt nhất. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi nhé!

Hiện nay, đã có rất nhiều kiểu ăn dặm du nhập vào Việt Nam. Do đó có ý kiến cho rằng cách ăn dặm kiểu truyền thống không còn phù hợp với đời sống hiện đại dù đã gắn bó quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Lựa chọn kiểu ăn dặm hiện đại, hợp xu hướng hay nên cho con ăn dặm kiểu truyền thống vốn có?  Tất tần tật những thắc mắc này sẽ được giải đáp sau đây.

1. Ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Các mẹ có thể một cách đơn giản đây là phương pháp ăn dặm đã có từ lâu, được nhiều thế hệ truyền lại. Nói cách khác là kiểu ăn dặm có được từ những thử nghiệm, kinh nghiệm được đúc kết từ thế hệ các bà, các mẹ từ ngày xưa,để tập ăn cho trẻ ăn khi bé bước vào giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác không phải là sữa mẹ. Phương pháp này là cho trẻ ăn bột xay chung với rau củ, thịt cá nhuyễn trước, sau đó chuyển dần sang cháo nguyên hạt và cuối cùng là cơm.

2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

  • Bé dễ dàng tăng cân do ăn nhiều lượng thức ăn tốt cho dinh dưỡng như chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất ngay từ giai đoạn đầu khi tập ăn.
  • Đồ ăn được xay nhuyễn, loãng, dễ ăn dễ nuốt, khả năng bị nghẹn thấp với trẻ chưa có răng, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Khâu chuẩn và chế biến đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho mẹ.
  • Dễ đồng cảm và nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thế hệ trước.

3. Ăn dặm kiểu truyền thống: khoa học hay lỗi thời?

Hiện nay, xuất hiện thêm những kiểu ăn dặm mới như:  ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy (BLW), ăn dặm kết hợp khiến phương pháp này dần bị lãng quên, thậm chí bị coi là đã quá lỗi thời. Thế nhưng, quan niệm phương pháp ăn dặm truyền thống là lỗi thời và thiếu khoa học đúng hay sai còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Một số mặc định về phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

  • Trẻ bị nhồi, ép ăn quá nhiều nên bé sợ ăn, biếng ăn, chán ăn, kén chọn đồ ăn
  • Thức ăn luôn ở dạng xay nhuyễn khiến trẻ không nhận biết được hương vị riêng của từng loại thực phẩm và mất khả năng ăn đồ thô so với các trẻ ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW.
  •  Phải đi rong ăn và bị ảnh hưởng bởi tivi, điện thoại để chịu ăn,…

Khoa học hay lỗi thời phụ vào nhiều tố

Những vấn đề trên có thể  là nhược điểm của ăn dặm kiểu truyền thống. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào cách ứng biến, sự linh hoạt của các mẹ và hoàn toàn có thể khắc phục. Hơn nữa những nhận định trên đều xuất phát từ tâm lí lo lắng và thiếu kiến thức của các bậc cha mẹ luôn sợ con đói, con suy dinh dưỡng, con không bằng những đứa trẻ khác chứ hoàn toàn không xuất phát từ bất cứ cơ sở khoa học nào cả.

Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ cũng có thể kết hợp giữa ăn dặm truyền thống với các phương pháp ăn dặm khác như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy để thay đổi độ thô của thức ăn, giúp bé tập ăn tốt hơn hoặc thỉnh thoảng mẹ cũng có thể để bé tự bốc thức ăn để tạo tính chủ động và sự tự lập cho bé.

Khi lựa chọn bất cứ một kiểu ăn dặm nào, dù là truyền thống hay hiện đại, dù là kiểu tây hay kiểu ta, các mẹ cũng nên xác định dù loại nào đi chăng nữa thì cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều quan trọng nhất vẫn là sự tìm hiểu thấu đáo, trang bị kiến thức và tâm lý thật vững vàng.

3. Một số nguyên tắc khi bắt đầu cho ăn dặm kiểu truyền thống mẹ nên biết

Thời điểm phù hợp

Các ông bố bà mẹ phải thật tâm lý để nhận ra xem bé con nhà mình đã thật sự sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Tuy nhiên cần cân đối thời gian để việc ăn dặm của con không bắt đầu quá sớm và cũng không diễn ra quá muộn. Đây là cả một quá trình dài, đừng vội nôn nóng hay sốt ruột lo lắng nhiều quá các bố mẹ nhé! Thời điểm phù hợp nhất chính là lúc cả bố và mẹ đều sẵn sàng.

Lên kế hoạch thực đơn khoa học

Cần xây dựng thực đơn khoa học theo 2 nguyên tắc chính sau đây: Cho ăn từ ít tới nhiều, ăn từ loãng tới đặc dần, từ ngọt tới mặn. Đồng thời phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin & khoáng chất.

Không ép bé ăn quá nhiều

Nhiều ông bố bà mẹ vì quá lo con đói, con chậm tăng cân nên nhiều khi cho bé ăn quá nhiều. Tuy nhiên, cần cho trẻ ăn một lượng vừa đủ, không ép ăn. Hơn thế không nên tạo thói quen xấu cho trẻ : phụ thuộc ti vi hay điện thoại, không cho bé ăn rong mà đặt con ngồi vào ghế ăn dặm để tạo thói quen uống lành mạnh, khoa học.

Đổi thực đơn thường xuyên

Thay đổi thực đơn đa dạng, thường xuyên đổi món để bé có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hơn. Đổi thực đơn cũng giúp bé chán ăn, biếng ăn bởi những món ăn cứ lặp đi lặp lại. Ngoài ra cũng nên chú ý thay đổi độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn để tránh bé bị phụ thuộc vào thức ăn xay nhuyễn.

Chúc các mẹ có một hành trình làm mẹ thật tuyệt vời! Hy vọng bau.vn sẽ có thể đồng hành cùng các mẹ trên hành trình đầy thiêng liêng và hạnh phúc này.

Nguồn : bau.vn