Bà bầu bị đau răng và những cách khắc phục cực hiệu quả

Đau răng là một vấn đề sức khỏe mà hầu hết phụ nữ mang thai đều có nguy cơ phải đối mặt. Tuy nhiên, với nền y học tiên tiến ngày nay, các bác sĩ đã có không ít cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả.

Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến nướu phát sinh trong giai đoạn thai kỳ và mẹ bầu sinh non. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 100 phụ nữ mang thai mắc các bệnh nha chu mãn tính, có đến 18 mẹ bầu được báo cáo đã sinh non.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bạn biết cách chữa đau răng cho bà bầu hoặc chăm sóc mẹ bầu đúng phương pháp trong giai đoạn này, tỷ lệ rủi ro sinh non có thể giảm đáng kể.

Bà bầu bị đau răng: nguyên nhân do đâu?

Đối với trường hợp bà bầu bị đau răng, một số yếu tố dưới đây có khả năng là nguyên nhân thường thấy, bao gồm:

Đau răng do ôm nghén

Rối loạn hormone

Chế độ ăn uống hàng ngày

Thiếu hụt canxi

Tăng sự nhạy cảm

Cách chữa đau răng cho bà bầu: làm sao để an toàn?

Vì lo sợ thai nhi bị ảnh hưởng, một số mẹ bầu sẽ muốn trì hoãn việc điều trị nha khoa cho đến khi sinh con an toàn.

1. Chụp X-quang nha khoa

Đôi khi nha sĩ sẽ cần dùng đến tia X nhằm xác định mức độ thương tổn ở răng. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cho rằng việc chụp X-quang có nguy cơ gây tác dụng phụ đối với thai nhi.

Thực tế, nếu chụp X-quang không cần thiết cho việc điều trị, bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn thực hiện quá trình này.

2. Dùng thuốc giảm đau răng

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như paracetamol, có khả năng hoạt động như một cách chữa đau răng cho bà bầu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khuyến nghị tất cả mẹ bầu tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

3. Áp dụng các mẹo chữa đau răng đơn giản

Các chuyên gia đã chọn lọc và đưa ra vài cách chữa đau răng cho bà bầu tại nhà an toàn, bao gồm:

Súc miệng với nước ấm

Để duy trì sức khỏe răng miệng, mọi người (bao gồm cả mẹ bầu) nên tập một số thói quen như:

  • Thường xuyên đánh răng hai lần mỗi ngày
  • Súc miệng với nước ấm
  • Sử dụng chỉ nha khoa

Đặc biệt, theo các chuyên gia, đối với tình huống răng quá nhạy cảm để vệ sinh răng theo cách thông thường, mẹ bầu có thể dùng biện pháp thay thế là súc miệng với nước ấm. Nước ấm không chỉ giúp bạn xoa dịu cơn đau răng mà còn loại bỏ phần lớn mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt trong các kẽ răng.

Để tăng thêm tính sát khuẩn, bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê muối vào nước ấm trước khi súc miệng.

Sát trùng

Một số loại thuốc sát trùng không kê đơn có thể làm tê nướu, từ đó tạm thời thuyên giảm cơn đau ở khu vực này. Benzocaine có thể được thoa trực tiếp lên chiếc răng đau hoặc phần nướu bị ảnh hưởng .

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước, nhằm tìm hiểu xem việc sử dụng thuốc này có an toàn cho bạn và thai nhi không.

Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Một cách chữa đau răng cho bà bầu phổ biến khác là sử dụng nhiệt. Một chiếc khăn ấm hoặc túi chườm lạnh áp lên khu vực đau nhức có thể xoa dịu sự khó chịu này.

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau răng?

Tuy đã nắm rõ cách chữa đau răng cho bà bầu, nhưng phần lớn phụ nữ mang thai đều muốn ngăn chặn tình huống này trước khi nó phát sinh.

Để phòng ngừa cơn đau răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên lưu ý các vấn đề như:

1. Bổ sung canxi và vitamin D

Trong giai đoạn thai kỳ, không chỉ bạn mà cả đứa trẻ đang phát triển từng ngày trong bụng bạn cũng cần canxi để hình thành xương và răng. Do đó, bạn đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé, chẳng hạn như:

  • Phô mai
  • Ngũ cốc
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Một số loại hải sản như cua, cá…

Ngoài việc chú trọng tăng cường canxi, mẹ bầu còn cần lưu ý đến vitamin D. Sự thiếu hụt loại vitamin này có khả năng khiến cơ thể khó hấp thụ canxi hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những nhóm thực phẩm như sau:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu…
  • Trứng
  • Phô mai
  • Bơ thực vật

2. Một số lưu ý khi đánh răng

  • Đánh răng chậm rãi và nhẹ nhàng.
  • Sử dụng bàn chải có đầu nhỏ hoặc bàn chải dành cho bé.
  • Nếu việc đánh răng khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy cố gắng vượt qua bằng cách hướng sự tập trung của bản thân đến việc khác, thay vì ngưng đánh răng.

3. Chăm sóc răng miệng trước khi mang thai

Nếu bạn có dự tính mang thai, bên cạnh các biện pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể khác, bạn cũng sẽ cần chú ý đến sức khỏe răng miệng. Các chuyên gia có một số lời khuyên cho bạn về vấn đề chăm sóc răng miệng trước khi mang thai, gồm:

  • Đi khám răng thường xuyên để có thể biết cách chăm sóc mọi vấn đề nha khoa.
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn kẹt lại trong các kẽ răng thay vì dùng tăm để xỉa.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.