Bà bầu bị dị ứng da mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Da mặt bị dị ứng là nỗi ám ảnh mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi về nội tiết làm làn da người phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ bị nám, nổi mụn nặng hơn có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng đau.

Vậy làm sao để chúng ta phòng ngừa và điều trị tình trạng dị ứng da mặt khi mang thai an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy theo dõi ngay những thông tin mà Bau.vn tổng hợp được trong bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân gây dị ứng mà mẹ bầu cần lưu ý

Dị ứng da mặt ở các mẹ bầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
  • Do mỹ phẩm
  • Có thể là dị ứng với thực phẩm như: hải sản, thịt bò, tôm, đậu phộng, nấm
  • Dị ứng da mặt do thời tiết
  • Bà bầu cũng có thể bị dị ứng da mặt do tiền sử da khô, căng thẳng tinh thần
  • Việc tiếp xúc với lông vật nuôi như chó, mèo
  • Một số bà bầu bị mắc chứng mật kém lưu thông cũng có thể bị khô da, vàng da và ngứa. Đi kèm theo đó là cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

Triệu chứng bà bầu bị dị ứng da mặt

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng là khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra dị ứng:

  • Phát ban
  • Vùng da sưng húp
  • Đốm đỏ nhỏ trên da
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích hoặc bỏng rát
  • Da khô hoặc nứt nẻ
  • Mụn

Bà bầu bị dị ứng da mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dị ứng da ở mức độ nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở trường hợp nhẹ, các triệu chứng của dị ứng làm cho người mẹ mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng này khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của em bé bị cản trở.

Ở mức độ nặng, chẳng những việc hấp thụ chất dinh dưỡng của bé bị hạn chế mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Phổi và phế quản của thai nhi rất dễ bị tổn thương khi mẹ bầu bị dị ứng da. Thậm chí có trường hợp còn gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

Cách chữa trị dị ứng da mặt cho bà bầu

1. Bài thuốc xông nóng

Chuẩn bị kinh giới, hương nhu, 1 giọt tinh dầu khuynh diệp. Dùng các thảo dược trên đem rửa sạch rồi đun sôi, khi nước sôi già khoảng 10 phút thì lấy ra xông. Trùm lên đầu 1 tấm khăn và xông vùng da mặt vào nồi thảo dược để hơi nóng và tinh dầu ấm có thể giảm ngứa, trị dị ứng rất tốt.

2. Mật ong và sữa chua

Chuẩn bị 1 thìa mật ong, 1/2 hũ sữa chua.  Trộn đều sữa chua và mật ong rồi đem bôi lên vùng da mặt bị dị ứng. Kết hợp massage và nằm thư giãn khoảng 20 phút thì rửa mặt sạch lại với nước. Cách này áp dụng ngày 1 lần và làm liên tục cho tới khi tổn thương da do dị ứng biến mất hoàn toàn.

3. Lòng trắng trứng gà

Chuẩn bị 1 lòng trắng trứng. Khi dùng bôi lòng trắng lên vùng da bị dị ứng, các dưỡng chất trong lòng trắng trứng giúp da nhanh chóng phục hồi lại, mát da, giảm ngứa, ngừa viêm an toàn và không để lại tác dụng phụ.

 Một số lưu ý khi bị dị ứng

  • Dùng sữa dưỡng ẩm hoặc xà phòng không mùi
  • Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình quá lâu
  • Không gãi, cào trực tiếp lên vết ngứa mà nên chườm mát
  • Có thể chườm ấm để giảm cảm giác ngứa.
  • Nếu dị ứng do các yếu tố bên ngoài thì mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, thực phẩm gây kích ứng,
  • Thường xuyên giặt chăn, màn và hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Nguồn : bau.vn