Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng tháng đầu. Do đó, bài viết sau đây của Bau.vn sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, giải pháp và một số lưu ý khi gặp tình trạng này nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng tháng đầu?
Mức độ đau bụng trong tháng đầu này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Nguyên nhân là do xương chậu và tử cung co bóp. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên này nhiều hơn bên còn lại. Đôi khi, mẹ bầu cũng sẽ thấy đau khi đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.
Mỗi phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy đau theo những cách khác nhau. Đó có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc khác. Đối với các chuyên gia y tế, những cơn đau trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu cho thấy tử cung đang bị áp lực lớn.
Tuy nhiên, những sự thay đổi này là cần thiết cho những tháng tới trong thời gian mang thai. Đau bụng là một triệu chứng không thể tránh khỏi trong quá trình này. Dù việc chịu đựng cơn đau không dễ nhưng nếu biết nguyên nhân thì bạn sẽ dễ vượt qua hơn.
2. Khi nào bạn cần lo lắng?
Mặc dù đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu đi kèm những triệu chứng sau bạn cần chú ý tới khám tại các bệnh viện để được theo dõi.
- Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.
- Đau bụng từng cơn, cảm giác đau không có xu hướng giảm dần, nhưng lại tăng lên, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sẩy thai . Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
3. Phương pháp giúp bà bầu giảm đau bụng tháng đầu
Khi mẹ bầu bị đau bụng tháng đầu tiên, bạn có thể áp dụng nhưng phương pháp dưới đây để xoa dịu cơn đau.
- Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.
- Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.
- Vận động thường xuyên.
- Xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Mang thai là thời gian bà bầu thường bị táo bón. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm, bánh mì trắng và mì ống với lượng vừa phải.
- Khi ngồi, dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.
- Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
- Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước trong giai đoạn này. Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau.
Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi.
Nguồn : bau.vn