Bà bầu đau dạ dày khi mang thai có sao không? Một số lưu ý cần ghi nhớ

Bà bầu đau dạ dày là một tình trạng phổ biến trong những ngày thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý để tránh tình trạng này ngày càng tệ đi.

Thông thường khi mang thai, người mẹ sẽ thay đổi tâm sinh lý rất phức tạp, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng thay đổi. Những cơn thèm ăn hay nghén bỏ bữa sẽ dễ khiến các mẹ bị đau dạ dày. Theo nghiên cứu, hiện nay có đến khoảng 70% bà bầu bị đau dạ dày. Những triệu chứng của đau dạ dày khi mang bầu là gì? Phụ nữ có bầu đau dạ dày phải làm sao? Trước tiên hãy tìm hiểu về tình trạng này ở các bà bầu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu đau dạ dày

  • Ốm nghén, buồn nôn khiến cho dạ dày phải co bóp nhiều hơn bình thường. Đó là lý do gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới hiện tượng bị đau dạ dày khi mang thai.
  • Giãn cơ vòng thực quản dưới do sự thay đổi của nội tiết tố trước và sau khi mang thai.
  • Mẹ bầu thường xuyên ăn đêm, mà ăn đêm xong đi ngủ luôn thì rất dễ bị đau dạ dày.
  • Mẹ bầu hay bị stress, căng thẳng quá độ.
  • Bà bầu bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Phụ nữ trước khi mang thai đã có tiền sử đau dạ dày.
  • Do tử cung mở rộng chèn ép vào dạ dày.

Bà bầu đau dạ dày có nguy hiểm không?

Chắc hẳn câu hỏi mà nhiều mẹ bầu vẫn luôn thắc mắc và lo lắng đó là khi có bầu mà bị đau dạ dày có nguy hiểm không? Vấn đề này có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không?

Theo các chuyên gia cho biết thì đau dạ dày khi mang thai không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Đồng thời cũng không gây hại tới các vấn đề sức khỏe khác ở bà bầu. Tuy nhiên khi những cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất nhiều hơn thì lại là một vấn đề đáng quan ngại.

Một số ảnh hưởng khi mẹ bầu để tình trạng đau dạ dày kéo dài xảy ra đáng kể đến như:

  • Suy nhược cơ thể, tụt cân.
  • Da niêm mạc nhợt nhạt, thiếu sức sống.
  • Bé sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh.
  • Ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản của mẹ sẽ xuất hiện những ổ viêm loét nặng.

Những triệu chứng của bệnh đau dạ dày khi mang bầu

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị đau dạ dày:

  • Buồn nôn, ợ nóng, ợ chua
  • Cơn đau vùng thượng vị
  • Nóng rát dạ dày
  • Phân có lẫn máu
  • Chướng bụng
  • Chán ăn

Một số lưu ý cần ghi nhớ

Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu nên ghi nhớ một số vấn đề sau để giúp cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng nhé!

1. Thay đổi chế độ ăn uống

  • Ăn một cách từ tốn, nhai kỹ thức ăn và nuốt chậm vào dạ dày.
  • Ăn thành nhiều bữa trong ngày để tăng sự bài tiết của tuyến nước bọt, giảm acid và giúp bão hòa acid có trong dạ dày.
  • Tránh các nhóm thực phẩm và đồ uống gây kích thích lên dạ dày như: rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh,…
  • Không nên ăn nhiều thức ăn một cách đột ngột.

  • Ăn nhiều loại trái cây, rau củ tươi để bổ sung những vitamin, chất xơ cần thiết.
  • Không ăn khuya, không nên ăn trong vòng 3h trước khi đi ngủ
  • Ưu tiên dùng các món ăn ít gia vị, kết cấu mềm, lỏng và dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Thay đổi tư thế nằm ngủ
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhằm hạn chế stress và lo âu quá mức
  •  Ngủ đủ 8 tiếng một ngày
  • Khi tử cung phát triển lớn, mẹ bầu nên ngừng hẳn công việc đang làm và dành toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi.
  • Giải tỏa căng thẳng stress với một số biện pháp đơn giản như ngồi thiền, nghe nhạc hoặc đọc sách,…
  • Tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Khi nào bà bầu đau dạ dày cần nhập viện ngay?

Khi bị đau dạ dày thì chắc hẳn nhiều mẹ cũng sẽ ngại việc đến khám bác sĩ mà tự ở nhà điều trị. Nhưng nếu mẹ bầu nào mà có những triệu chứng sau đây thì cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị ngay nhé.

  • Mẹ bầu thường xuyên nôn mửa liên tục, chướng bụng khó chịu.
  • Những cơn đau dạ dày kéo dài, có xu hướng gia tăng nhiều về mức độ và tần suất theo thời gian.
  • Bã nôn của mẹ bầu có máu tươi hoặc màu cà phê.
  • Mẹ bầu bị đi ngoài ra máu.
  • Mẹ bầu cảm thấy cơ thể xanh xao, mệt mỏi và sụt cân trong thời gian ngắn
  • Các triệu chứng liên tục xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích!

Nguồn : bau.vn