Bà bầu dưỡng thai bằng bài thuốc quý từ củ sen: Rất dễ thực hiện

Công dụng của củ sen như thế nào mà được người xưa coi là vị thuốc quý cho bà bầu? Chị em cùng khám phá và thực hiện một số bài thuốc bồi bổ, chữa bệnh nhé.

Công dụng của củ sen như thế nào? Theo Đông y, củ sen vị hơi ngọt, tính ấm, không độc, giòn, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Củ sen có giá trị dược liệu cao, là vị thuốc quý, có thể dùng để bồi bổ và chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh băng huyết sau sinh hoặc kiết lỵ, tiêu chảy. Vì có nhiều dinh dưỡng nên đây cũng được xem là món ăn giúp bà bầu dưỡng thai rất tốt. Mẹ bầu có thể tìm hiểu về tác dụng của củ sen và học hỏi các bài thuốc chữa bệnh từ loại củ này để áp dụng nhé.

Thành phần dinh dưỡng của củ sen

Củ sen chứa rất nhiều dinh dưỡng, có thể giúp bà bầu dưỡng thai. Trong củ sen có các thành phần sau:

  • Nước 77,9g
  • Protein 1g
  • Carbohydrate 19,8g
  • Calo 84kcal
  • Chất xơ thô 0,5g
  • Canxi 19mg
  • Phốt pho 51mg
  • Sắt 0,5mg
  • Carotene 0,02mg
  • Vitamin B1 0,11mg
  • Vitamin B2 0,04mg
  • Vitamin B3 0,4mg
  • Vitamin C 25mg
  • Và một số chất khác

Công dụng của củ sen theo Đông y 

Tác dụng của củ sen rất đa dạng trong việc bồi bổ, giúp bà bầu dưỡng thai và chữa các chứng bệnh như: 

Háo nước

Bà bầu hay háo nước, khô miệng, ăn củ sen đúng cách có tác dụng giải nhiệt, giúp cơ thể tiết dịch trong miệng và làm dịu cơn khô khát.

Dưỡng huyết, tăng cơ 

Củ sen có giá trị dinh dưỡng cao, giàu sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng, vitamin và tinh bột, vì vậy có tác dụng dưỡng huyết, tăng cường miễn dịch cho thai phụ. Trong y học Trung Quốc gọi là “dưỡng trung ích khí, phục hồi sinh lực”.

Nhuận tràng 

Củ sen rất giàu chất xơ. Nhờ vậy, công dụng của củ sen còn giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng độ ẩm trong phân, làm mềm phân, nhuận tràng, giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả.

Cầm máu và tán huyết, tán ứ 

Củ sen chứa nhiều tannin có tác dụng làm co mạch máu và cầm máu hoặc có thể làm mát máu, làm tan máu tụ. Y học Trung Quốc cho rằng công dụng của củ sen còn có thể cầm máu mà không để lại huyết ứ và là một vị thuốc hạ sốt tốt cho bà bầu không thể dùng thuốc Tây trong thai kỳ.

Giảm mệt mỏi và phục hồi sức khỏe 

Carbohydrate trong củ sen rất giàu đường, có thể bổ sung collagen, giúp bà bầu giảm mệt mỏi và phục hồi sức khỏe rất rõ rệt.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Củ sen rất giàu chất dinh dưỡng và có một số chất có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như làm dịu tâm trí. Vì vậy, bà bầu ăn một chút củ sen buổi tối có thể giúp ngủ ngon giấc.

Chữa cảm mạo 

Củ sen thanh nhiệt, làm mát máu và có tác dụng chữa cảm mạo, ho ra máu. Do đó, bà bầu có thể ăn củ sen để điều trị chứng bệnh này thay cho thuốc Tây.

Dưỡng huyết, tạo cơ bắp

Củ sen có giá trị dinh dưỡng cao, giàu các nguyên tố vi lượng như sắt và canxi, đồng thời giàu đạm thực vật, vitamin và tinh bột. Do đó, loại củ này có thể bổ sung khí và máu cũng như tăng cường khả năng miễn dịch cho thai phụ

Chữa tiêu chảy, tăng cường chức năng lá lách, dạ dày và giúp ăn ngon miệng

Củ sen có chứa chất đạm và chất xơ. Các chất này có thể kết hợp với muối, cholesterol và chất béo trung tính trong thức ăn để đào thải ra ngoài theo phân để làm giảm sự hấp thụ lipid, từ đó giúp điều trị chứng tiêu chảy. Chưa hết, nhờ chứa chất tannin nên loại củ này còn có tác dụng bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy.

Củ sen cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, giúp tinh thần phấn chấn nên có lợi cho bà bầu chán ăn do ốm nghén.

Một số món ăn, bài thuốc từ củ sen

1. Bệnh máu khó đông (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ho ra máu)

♦ Nguyên liệu: Ngó sen tươi 1kg, lê tươi 1 quả, nước 500ml, mía thô 500g, thổ phục linh 250g

♦ Cách dùng: Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước để uống. Sắc sao cho chỉ còn một bát nước, uống 2-3 lần/ngày, liên tục trong vài tuần.

2. Phòng chống say nắng

♦ Nguyên liệu: 250g củ sen tươi đã rửa sạch và thái miếng, một ít đường

♦ Cách dùng: Cách nấu nước củ sen này rất đơn giản. Bạn đem củ sen cùng đường sắc lấy nước để uống thay trà hàng ngày.

3. Chữa trĩ, nứt hậu 

♦ Nguyên liệu: Củ sen tươi 500g, tằm 7 con, đường nâu 120g

♦ Cách dùng: Sắc các nguyên liệu để lấy nước uống. Uống liên tục trong vòng 1 tuần.

4. Chữa đi ngoài ra máu

♦ Nguyên liệu: 3 củ sen tươi, 3 bát nước

♦ Cách dùng: Đem sắc củ sen với 3 bát nước cho đến khi cô lại còn 1 bát. Dùng nước này uống 2 lần/ngày, liên tục trong vòng 1 tuần.

5. Chữa băng huyết sau sinh

♦ Nguyên liệu: Vài củ sen tươi

♦ Cách dùng: Rửa sạch củ sen đem ép lấy nước. Dùng nước này để uống mỗi lần 2 thìa, ngày uống 3 lần.

6. Thanh nhiệt, mát huyết

♦ Nguyên liệu: 2 củ sen, vài ngó sen, gia vị

♦ Cách dùng: Cắt nhỏ củ sen rồi cho một lượng nước vừa đủ vào nồi sau đó nấu trên lửa nhỏ cho chín nhừ. Dùng canh này để ăn hàng tuần giúp thanh nhiệt, mát huyết cho bà bầu.

7. Phụ nữ huyết ứ, sốt sau khi đẻ

♦ Nguyên liệu: 10g đào nhân, 250g củ sen.

♦ Cách dùng: Rửa sạch củ sen rồi cắt lát, bóc lấy nhân hạt đào rồi giã nhỏ. Cho nhân đào và củ sen đã cắt nhỏ vào nồi, thêm 500ml nước vào đun chín rồi ăn trong nhiều ngày.

Lưu ý 

  • Bà bầu tỳ vị yếu không nên ăn củ sen sống
  • Khi nấu củ sen nên dùng dụng cụ bằng sành, sứ, không nên dùng dụng cụ nấu bằng kim loại, đặc biệt là bằng sắt.

Công dụng của củ sen rất tốt đối với bà bầu, vì vậy bạn nên tận dụng loại củ này để bồi bổ và chữa trị một số loại bệnh trong lúc không thể dùng thuốc Tây nhé.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.