Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế và những điều thú vị bố mẹ chưa biết

Căn cứ vào bảng cân nặng trẻ sơ sinh chúng ta có thể biết được sự tăng trưởng, phát triển của bé. Con đạt chuẩn cân nặng, chiều cao là điều bố mẹ luôn mong muốn.

Để giúp bố mẹ theo dõi được chiều cao, cân nặng của trẻ, WHO đã đưa ra bảng cân nặng chiều cao chuẩn cho bé từ 0-10 tuổi, từ đó điều chỉnh với các quốc gia. Các mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển.

Qúa trình phát triển cân nặng và chiều cao ở trẻ sơ sinh

Khi mới chào đời, chiều cao và cân nặng của trẻ được tăng nhanh chóng. Đến khi 1 tuổi, cân nặng có thể tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Theo như bảng cân nặng trẻ sơ sinh của WHO, bé gái 1 tuổi sẽ khoảng 8.9kg, bé trai có thể đạt 9.6kg. Về chiều cao, trong năm đầu tiên có thể tăng tới 25cm, năm thứ 2 tăng thêm 10cm.

Tiếp đến giai đoạn tiền dậy thì, được biết là thời điểm phát triển nhanh nhất. Chúng ta hay nghĩ rằng giai đoạn dậy thì trẻ phát triển nhanh nhất, nhưng thực chất không phải. Tiền dậy thì được các chuyên gia đánh giá là giai đoạn quan trọng nhất, đến giai đoạn dậy thì sự phát triển sẽ có phần chậm lại.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh

Trong nhiều năm gần đây, các bậc phụ huynh hay sử dụng bảng cân nặng để theo dõi sức khỏe trẻ để có phương pháp chăm sóc toàn diện hơn.

Việc theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ là hết sức cần thiết để đảm bảo con phát triển bình thường. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng trẻ đang phát triển tốt nhưng thực chất đang dư thừa cân và có nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh.

1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO

Bảng cân nặng đạt chuẩn WHO được tổng hợp một cách đầy đủ và chính xác nhất. Các mẹ yên tâm tham khảo để có thể theo sát sự phát triển của con.

WHO là tên viết tắt của Tổ chức Y tế thế giới, chuyên cung cấp các thông tin về lĩnh vực sức khỏe con người và là nguồn đáng tin cận. Thực tế, bảng chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh ở Việt Nam cũng lấy bảng cân nặng trẻ sơ sinh WHO làm chuẩn. Tùy thuộc vào yếu tố môi trường, di truyền mà có sự khác nhau giữa mỗi em bé. Song, các bậc cha mẹ vẫn có thể dựa vào bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh WHO là chuẩn nhất.

Tuy nhiên, với sự phát triển của trẻ em Việt Nam, so với bảng chuẩn WHO, trẻ không cần đạt chỉ số tốt nhất, chỉ cần ở chỉ số trong vùng trung bình là bố mẹ có thể yên tâm.

2. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng

Theo các chuyên gia, giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi là thời kỳ mà bé phát triển về cân nặng nhanh nhất. Từ tháng 7 trở đi, tốc độ tăng sẽ chậm lại. Chiều cao, cân nặng của bé tri khác với bé gái. Chính vì thế, bố mẹ nên căn cứ vào thể trạng giới tính để quan sát trẻ từ lúc sinh ra cho đến 12 tháng đầu đời.

3. Một số lưu ý khi xem bảng cân nặng

Trong bảng cân nặng, chia làm 3 cột là 0-2SD (chỉ số về suy dinh dưỡng), TB (chỉ số trung bình), +2SD (chỉ số thừa cân, béo phì) và TB là cân nặng chuẩn. Nếu cân nặng của bé ở khung 0-2SD hay 0+2SD, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ăn chơi, ngủ nghỉ của trẻ.

Bảng chiều cao, cân nặng bé trai

Trong bảng phân chia tiêu chí chiều cao cũng dựa trên 3 cột -2SD (chỉ số thấp còi), TB (chiều cao trung bình). +2SD (chiều cao vượt chuẩn) và TB (trung bình chuẩn). Nếu bé ở cột -2SD, bố mẹ nên xem xét và bổ sung các dưỡng chất cho trẻ phát triển.

Bảng chiều cao, cân nặng bé gái

Nếu như cân nặng và chiều của trẻ không quá chênh lệch với bảng quy chuẩn, bố mẹ không nên quá lo lắng mà tạo áp lực tới con.

Những điều cần lưu ý khi đo chiều cao, cân nặng của con

1. Lưu ý khi đo chiều cao

Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Nên để trẻ nằm dọc theo thước đo, nhớ  giữ cho đầu thẳng, để mắt bé nhìn lên trần nhà, duỗi thẳng đầu gối. Sau đó ghi số đo chiều cao, tính cả số chẵn và số lẻ.

Đối với trẻ trên 2 tuổi: Đặt thước đo thẳng đứng, vuông góc với nền nhà, số 0 nằm sát để trẻ đứng thẳng song song với thước.

2. Lưu ý khi đo cân nặng

Khi cân mẹ nên dùng cân điện tử và thực hiện một số lưu ý sau để có số cân chính xác nhất:

  • Đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chắc chắc, đặt ở nơi có ánh sáng tốt để nhìn rõ nhất có thể.
  • Khi cân không cho bé cầm thêm một vật nào khác. Chỉ nên để bé mặc áo quần thật mỏng.
  • Thời điểm lý tưởng nhất để đo cân nặng của trẻ chính là buổi sáng. Đây là lúc trẻ chưa ăn gì, cơ thể chưa nạp thêm năng lượng.
  • Để trẻ nằm hoặc ngồi ở vị trí giữa cân, không để bé cử động hay nhúc nhích vì có thể làm lệch số đo. Sau đó, ghi số cân nặng cả số chẵn và lẻ.

Cha mẹ nên để ý cân nặng của con để biết con đang có nguy cơ suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nguồn : bau.vn