Bật mí bí quyết chăm sóc hệ xương của trẻ nhỏ để chắc khỏe hơn mỗi ngày

Cha mẹ có thể thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc hệ xương của trẻ khỏe mạnh và linh hoạt hơn, chẳng hạn như tập thể dục hoặc ăn uống đúng cách.

Bài viết này của Bau.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cách chăm sóc hệ xương của trẻ nhỏ thêm chắc khỏe!

1. Chăm sóc hệ xương của trẻ bằng cách chọn giày

Trẻ sơ sinh sẽ không cần đi giày, chỉ cần đi tất ấm để đảm bảo chân không bị lạnh. Khi trẻ được vài tháng, mẹ có thể thử xỏ giày cho bé, để thuận tiện hơn khi ra ngoài.

Tuy nhiên, xương bàn chân của bé lúc này vẫn còn mềm, chưa được cứng cáp. Thế nên, để tránh việc xương bàn chân bị thương hay biến dạng, cần cho bé đi những đôi giày phù hợp.

Đặc biệt, khi bé bước vào giai đoạn tập đi, tốt nhất mẹ nên chuẩn bị cho bé một vài đôi giày dành riêng cho việc tập đi. Thiết kế của những đôi giày này phù hợp với dáng chân của bé, nâng đỡ không tạo áp lực lên hệ xương và giúp không bị thương khi đi dạo. Khi chọn giày tập đi cho trẻ, cần chú ý, khoảng trống bên trong giày rộng rãi, bé mang thoải mái, di chuyển bàn chân dễ dàng, mẹ sẽ không phải lo bé bị chèn ép các ngón chân.

2. Cung cấp vitamin D cần thiết cho trẻ mỗi ngày

Vitamin D được biết đến với vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, trong đó canxi giúp phát triển hệ xương. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, trong thực đơn của trẻ không có nhiều các thực phẩm có chứa vitamin D. Do đó, việc cung cấp lượng vitamin D cho trẻ ngay từ sớm là điều cần thiết, giúp trẻ có một hệ xương chắc khỏe.

Kể cả trẻ sơ sinh cũng cần được bổ sung vitamin D, trừ khi con trẻ được uống ít nhất 32 ounce sữa công thức mỗi ngày. Để bảo đảm bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có các biện pháp bổ sung tốt nhất.

Một cách đơn giản giúp trẻ tăng cường tổng hợp vitamin D và giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn đó là cho trẻ tắm nắng. Mặc dù vậy, bạn cần cho trẻ tắm nắng với thời gian phù hợp, tránh để làn da trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Bởi vì, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và lão hoá sớm ở trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các loại  thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn ăn uống thường ngày nhằm giúp xương trẻ chắc khỏe hơn. Thực phẩm giàu vitamin D dồi dào, bao gồm các loại cá béo (cá mòi, cá trích, cá thu và cá hồi), lòng đỏ trứng, gan bò, ngũ cốc và nước cam.

3. Bổ sung những thực phẩm giàu canxi

Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng đóng góp việc xây dựng một hệ xương chắc khoẻ. Chúng ta có thể tìm thấy canxi chủ yếu trong các sản phẩm từ sữa, hạt, rau xanh lá và đậu. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong một số thực phẩm khác như nước cam và ngũ cốc.

Để giúp trẻ bổ sung canxi đầy đủ cho xương và cơ thể, bạn nên khuyến khích con ăn những thực phẩm tăng cường canxi sau, cụ thể:

Sữa: Bạn nên cho trẻ uống sữa theo khẩu phần khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng dựa trên độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên uống khoảng 2-3 phần sữa ít béo mỗi ngày. Những trẻ lớn hơn có thể cần đến 4 phần sữa ít béo mỗi ngày.

Thực phẩm có nhiều canxi: Chẳng hạn như bơ hạnh nhân thay cho bơ đậu phộng, hoặc nước cam tăng cường canxi thay cho nước trái cây thông thường.

Với 3 điều trên, nếu như bạn thường xuyên thực hiện cho trẻ sẽ giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe, phát triển toàn diện.

 

Nguồn : bau.vn

  • Trẻ bị nhiễm giun kim, làm cách nào để biết ?

    Trẻ nhỏ là đối tượng bị nhiễm giun kim chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhiễm giun sán là một rào cản phiền toái đối với sự phát triển của trẻ. Khi chui vào cơ thể, chúng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy để có cách nhận biết và phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu mọi thông tin về loại giun này, thông qua bài viết dưới đây.
  • Nếu bố mẹ nói 3 câu nói này sẽ khiến con trai càng ngày càng yếu đuối

    Những câu nói dưới đây khiến cho con trai của bạn phát triển tâm sinh lý không bình thường, khó trở nên mạnh mẽ như cha mẹ mong muốn.
  • Buổi tối cho con ăn mẹ nên tránh xa 5 loại thực phẩm này

    Những thực phẩm dưới đây nếu cho bé ăn vào buổi tối làm tăng gánh nặng cho gan thận của bạn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.