Bé ăn dặm: mẹ lưu lại 9 công thức nấu cháo yến mạch đổi bữa cho con

Yến mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, chất xơ hòa tan, magie, vitamin nhóm B, B6... sẽ cung cấp dinh dưỡng và giúp phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, đây được xem là thực phẩm tuyệt vời được nhiều mẹ sử dụng nấu cháo yến mạch cho con ăn dặm.

Cháo yến mạch phô mai

Cháo yến mạch phô mai là một món ăn hấp dẫn, dễ thực hiện để bồi bổ cho bé yêu của bạn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 thìa yến mạch
  • 200ml sữa tươi
  • 2 miếng phô mai tươi
  • Đường trắng

Cách làm:

Hòa 2 thìa yến mạch với 200ml sữa tươi, thêm chút đường vào rồi bắc lên bếp khuấy đều từ 5-7 phút.

Tắt bếp, đổ cháo ra bát, rồi cho 2 lát phô mai tươi lên khuấy tan trong cháo. Múc ra bát và cho bé thưởng thức khi đã nguội.

Cháo yến mạch trứng gà

Cháo yến mạch trứng gà rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé 8 tháng tuổi trở lên và từ 2-3 bữa/tuần.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 60g yến mạch
  • 1 quả trứng gà
  • 250ml sữa công thức
  • Đường trắng.

Cách làm:

Ngâm yến mạch với nước trong 30 phút. Sau đó đun sôi nước rồi đập trứng gà vào. Khi trứng gà đã chín thì cho yến mạch vào nấu đến khi chín nhừ.

Tiếp đến cho sữa công thức vào và thêm ít đường để bé dễ ăn hơn. Sau đó tắt bếp và để nguội cho bé thưởng thức.

Yến mạch và cá hồi

Cá hồi rất giàu Omega 3 và Omega 6 giúp bé phát triển não bộ và thị lực. Mẹ có thể nấu cháo cá hồi yến mạch cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 30g yến mạch
  • 10g cá hồi phi lê
  • Hành lá
  • Dầu ăn trẻ em

Cách làm:

Yến mạch sau khi ngâm với nước thì đem đun sôi.

Sơ chế cá hồi cho bớt mùi tanh, đem hấp cá và nghiền nhuyễn.

Thịt cá hồi thì đem xào cho thơm rồi cho vào nấu cùng với yến mạch trong vòng 5-10 phút. Mẹ nêm nếm thêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bé rồi tắt bếp.

Yến mạch + bào ngư

Đây được cho là món cháo yến mạch có nhiều dinh dưỡng không thua kém món cháo yến mạch khác. Bạn có thể nấu món cháo này cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Nguyên liệu cần có: 

  • 100g yến mạch
  • 200g bào ngư
  • Hành lá, tía tô, gừng
  • Dầu ăn trẻ em

Cách làm:

Bào ngư đem rửa sạch rồi cho vào hầm.

Yến mạch sau khi đã được ngâm với nước thì cho vào nấu cùng bào ngư.

Nấu trong vòng 10 phút cho cháo chín hẳn thì nêm dầu ăn trẻ em, hành lá và tía tô. Cuối cùng, đun cho đến khi nguyên liệu chín hết thì tắt bếp.

Cháo bột yến mạch thịt bò

Cháo yến mạch thịt bò cung cấp nguồn chất đạm, vitamin và chất xơ dồi dào cho bé phát triển. Mẹ có thể nấu món cháo này cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 thìa bột yến mạch
  • 50g thịt bò
  • ½ củ cà rốt
  • Dầu ăn trẻ em

Cách làm:

Đầu tiên, mẹ đem rửa sạch cà rốt và thịt bò. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt bò, thái cà rốt nhỏ hình hạt lựu.

Bột yến mạch đem ngâm với nước trong 15 phút.

Tiếp đến, cho cà rốt và 200ml nước vào nồi ninh nhừ rồi cho bột yến mạch vào. Khuấy đều để cháo không bị cháy.

Cuối cùng cho thịt bò vào, nấu chín, cho 1 chút dầu ăn trẻ em và tắt bếp. Đợi cháo nguội còn ấm ấm thì cho bé ăn.

Cháo yến mạch ức gà

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • 5-7 thìa yến mạch
  • 50g ngô ngọt
  • 50g ức gà
  • ½ củ cà rốt

Cách làm:

Yến mạch ngâm qua nước 10 phút rồi vớt ra.

Luộc gà rồi vớt ra để ráo nước.

Cà rốt thái hạt lựu, ngô tách hạt rồi rửa sạch để ráo nước. Bập bếp đun ngô với cà rốt cho chín mềm.

Gà đã nguội bạn xé sợi, rồi cho vào nồi nước ngô cà nấu chín, để lửa liu diu rắc yến mạch và đun sôi cho yến mạch chín kỹ.

Múc ra bát, để nguội cho bé thưởng thức.

Yến mạch + tôm tươi

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 thìa yến mạch
  • 50g tôm tươi
  • 3-4 lá cải ngọt
  • Dầu ăn dành cho bé

Cách làm:

Tôm đem bóc vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn.

Yến mạch đem ngâm với 100ml nước trong 15 phút.

Cải ngọt rửa sạch, thái nhỏ.

Cho tôm và 200ml nước vào nồi rồi đun rồi đến khi tôm chín thì cho bột yến mạch vào khuấy đều trong 10 phút. Sau đó, cho rau cải vào, thêm gia vị và tắt bếp.

Cháo yến mạch kết hợp với lươn

Nguyên liệu chuẩn bị:
  • 2-3 thìa yến mạch xay nhuyễn
  • 1 con lươn
  • ½ củ cà rốt

Cách làm:

Yến mạch ngâm qua nước 4-5 phút, rửa qua rồi cho vào nấu 3-5 phút. Cà rốt hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.

Lươn rửa sạch hấp chín, tách thịt, yến mạch sau khi nấu chín đổ ra bát.

Trang trí hỗn hợp đẹp mắt và cho bé yêu thưởng thức.

Yến mạch trộn sữa

Món cháo yến mạch này chế biến khá đơn giản và có thể dùng cho bé từ 6 tháng tuổi. Bản thân yến mạch và sữa đã rất giàu dinh dưỡng nên dù nguyên liệu đơn giản nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động và phát triển.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g yến mạch
  • 2 thìa sữa bột công thức hoặc sữa đặc.

Cách làm:

Cho yến mạch và 300ml vào nồi đun sôi, khuấy đều để không bị cháy. Sau đó đổ sữa vào và khuấy đều trong 1 phút. Mẹ có thể cho thêm một chút bơ hoặc phô mai để món cháo thêm đậm đà và thơm ngon.

 

Nguồn : Sức Khỏe 24h

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.