Bé cắn mẹ khi bú, làm thế nào để hạn chế?

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm độc đáo đối với ai đã từng làm mẹ. Sự gắn bó và cảm giác cho con bú luôn là điều mà các bà mẹ không thể quên được. Một vấn đề thường gặp phải khi cho con bú là việc bé cắn ti mẹ. Đôi khi, hành động này có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn nhưng bé lại thích thú và tò mò muốn cắn tiếp đấy.

Nguyên nhân khiến bé cắn ti mẹ

  • Ép buộc bé bú hoặc lấy ti ra ngay sau khi bé bú xong
  • Bé bị phân tâm bởi môi trường xung quanh khi bú
  • Bé ngủ thiếp đi khi vẫn còn ngậm ti
  • Bé bị nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh, gây khó nuốt
  • Bé cắn ti mẹ vì tò mò xem sẽ có gì xảy ra tiếp theo.

Vì sao bé cắn mẹ khi bú

Làm thế nào để hạn chế bé cắn mẹ khi bú?

“Làm thế nào để hạn chế bé cắn mẹ khi bú” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Việc bé cắn vú mẹ là vấn đề rất thường gặp, các mẹ có thể thử những cách sau đây để hạn chế tình trạng này:

  • Bé thường có xu hướng cắn vú mẹ khi đã bú no hoặc cảm thấy chán hoặc vú tiết sữa quá ít. Vì vậy, bạn nên chú ý đến quá trình bú của trẻ. Khi thấy trẻ bắt đầu no hoặc lơ là việc bú, bạn nên dừng quá trình cho bú lại ngay. Trong trường hợp, vú tiết ra ít sữa, bạn nên xem lại chế độ ăn của bản thân, ăn các món lợi sữa để đáp ứng nhu cầu của con.
  • Các mẹ nên học những tư thế đúng để cho trẻ bú. Cho trẻ bú sai cách có thể khiến bé khó chịu và dẫn đến tình trạng bé cắn vú mẹ.
  • Hãy chắc chắn rằng không có việc gì làm bé phân tâm khi đang bú. Trong những trường hợp phân tâm, bé có thể quên mất điều mình đang làm và nghiến chặt hai nướu lại. Điều này có thể gây nên đau đớn cho mẹ.
  • Nói chuyện với trẻ hay vuốt ve trẻ cũng là một cách giúp hạn chế tình trạng bé cắn mẹ khi bú. Hãy liên tục thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách hát hoặc kể một câu chuyện khi cho bé bú. Tuy nhiên, khi thấy bé có dấu hiệu cắn, bạn cần nghiêm khắc nói với trẻ là không được. Việc nói chuyện kèm những thái đội phản đối rõ ràng của bạn sẽ biểu thị cho bé biết rằng hành động cắn của mình là sai và cần dừng lại ngay.
  • Nếu ngực bạn căng cứng do bị tắc sữa, bé có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi bú và cần phải cắn vào vú để bú dễ hơn. Nếu gặp phải tình trạng này, trước khi cho trẻ bú, bạn nên vắt bớt sữa bằng máy trước khi cho bé bú hoặc vắt sữa bằng tay hoặc dùng khăn chườm ấm để bầu vú mềm hơn giúp bé bú mẹ dễ dàng.
  • Mọc răng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé cắn vú mẹ khi bú. Giai đoạn này, nướu của trẻ rất ngứa và đau, vì vậy bé có xu hướng cắn vú mẹ để giảm đau và ngứa. Trong trường hợp này, các mẹ nên massage nướu cho bé bằng tay hoặc cho bé ngậm những món đồ chơi sạch trước và sau khi cho bé bú.

Bé mọc răng bị ngứa và đau,  các mẹ nên massage nướu cho bé bằng tay hoặc cho bé ngậm những món đồ chơi sạch trước và sau khi cho bé bú.

  • Việc để tâm tìm hiểu thời điểm bé thường cắn cũng có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Thông thường, trẻ sẽ cắn sau khi đã bú đủ sữa. Vì vậy, khi bạn nhận thấy bé bắt đầu nút chậm lại, hãy nhẹ nhàng kéo vú của bạn ra khỏi miệng bé.
  • Nếu bé cắn bạn khi bú, hãy kéo vú bạn ra khỏi miệng bé ra ngay và đặt bé xuống giường ngay lập tức. Bằng cách này, bé sẽ nhận ra rằng việc cắn vú mẹ cũng đồng nghĩa với việc sẽ không được bú nữa.
  • Nhiều bà mẹ nhận thấy việc khuyến khích những hành động tốt của bé bằng cách khen ngợi có hiệu quả trong việc ngăn bé không cắn nữa.
  • Một cách khác giúp các mẹ phòng tránh tình trạng bé cắn khi bú là cho bé bú khi bé thật sự đói. Khi đói, bé sẽ chỉ tập trung vào việc bú và ít cắn hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?