Bé mấy tháng ăn được tôm cùng lời giải đáp chuẩn nhất cho bố mẹ

“Bé mấy tháng ăn được tôm?” là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Bởi tôm là một trong những loại hải sản rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ăn được hải sản đâu bố mẹ nhé! Nếu bố mẹ có cùng câu hỏi như vậy, hãy dành ít phút theo dõi bài viết sau đây nhé.

“Bé mấy tháng ăn được tôm?” là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Bởi tôm là một trong những loại hải sản rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ăn được hải sản đâu bố mẹ nhé! Nếu bố mẹ có cùng câu hỏi như vậy, hãy dành ít phút theo dõi bài viết sau đây nhé.

Tôm là loại hải sản có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Có nên cho bé ăn tôm?

Theo các bác sĩ, tôm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thậm chí lượng canxi và của tôm còn cao hơn thịt gia cầm rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Trong thịt tôm còn giàu protein, axit amin giúp bé hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả.

Ngoài ra, tôm còn có lượng lớn natri, kali, phốt pho, kẽm… đều là những dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, tôm rất phù hợp để làm thực phẩm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý về thời điểm cho bé ăn tôm để đảm bảo an toàn cho con yêu.

Bé mấy tháng ăn được tôm?

Khuyến cáo của bác sĩ, khi bé đủ 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho bé bắt đầu quá trình ăn dặm. Bước chuyển ăn dặm cũng là để hỗ trợ cho quá trình mọc răng hay phát triển hệ tiêu hóa của bé.

Tuy nhiên tôm có thể gây dị ứng do lượng đạm cao. Vì vậy, có thể cho bé tiếp xúc tới tôm từ 7 tháng tuổi trở đi.

Bé mấy tháng ăn được tôm là thắc mắc nhiều bậc phụ huynh cần lời giải chính xác.

Tốt nhất, bố mẹ nên cho bé ăn thử từng chút tôm rồi mới tăng dần con thích nghi. Cụ thể:

– Bé 7- dưới 12 tháng: Mỗi bữa chỉ nên cho bé ăn từ 20 – 30 gr tôm đã bóc vỏ. Tuần có thể 3 – 4 bữa.

– Bé 1 – 3 tuổi: Lúc này bé có thể ăn từ 30 – 40 gr tôm mỗi bữa.

– Bé từ 4 tuổi trở lên: Bố mẹ nên cho con ăn 50 – 60gr tôm/bữa.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn tôm

– Nhiều bạn nhỏ có hệ miễn dịch mẫn cảm dễ gây dị ứng với tôm. Chính vì thế, bố mẹ nên cho con ăn thử 1 miếng trước để thử phản ứng của con khi sử dụng tôm.

– Bố mẹ nên hấp tôm để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Hạn chế cho bé ăn tôm chiên. Bởi trong tôm chiên có ít dinh dưỡng, có nhiều peroxit lipid gây hại cho sức khỏe.

– Tránh tuyệt đối cho trẻ ăn tôm sống hoặc chín tái, đặc biệt là tôm không tươi.

– Chỉ nên cho bé ăn 3 – 4 bữa tôm để không làm mất cân bằng dinh dưỡng.

– Cho bé ăn tôm vào buổi trưa để con hấp thu và tiêu hóa tốt nhất.

– Tuyệt đối không cho bé ăn hoa quả nhiều vitamin C sau khi ăn tôm để tránh ngộ độc.

Với câu trả lời trên, hẳn bố mẹ đã hết băn khoăn về việc “Bé mấy tháng ăn được tôm?” rồi đúng không. Hi vọng với những thông tin hữu ích này bố mẹ có thể lên thực đơn chuẩn dinh dưỡng cho bé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Bầu.vn nhé!

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.