Vậy làm sao để giảm bớt tình trạng khó chịu ở trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm? Cùng bau.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Có tới 65% trẻ sơ sinh bị chàm và tỷ lệ này có thể lên tới 90% đối với các bé ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Cách nhận biết các vết chàm là nhìn giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti rồi to dần. Trong trường hợp bé cào tay vào vết chàm thì sẽ dẫn tới da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo.
Trên thực tế, chàm da ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện trong một vài ngày rồi tự biến mất. Chàm không phải là bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu trẻ không được điều trị kip thời và đúng cách, những vết chàm có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.
Một số phương pháp hỗ trợ chữa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Tắm và giữ ẩm
Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách hàng ngày có thể góp phần điều trị bệnh chàm. Bố mẹ không nên tắm cho trẻ bằng nước nóng khi đang trong quá trình chữa bệnh chàm bởi làm như vậy sẽ khiến da bị khô. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ký không để bé ngồi trong nước xà phòng.
Hãy sử dụng một chiếc khăn mềm nhẹ nhàng lau đi những giọt nước còn đọng lại trên da bé sau khi tắm. Sau đó, thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm trong khi da bé vẫn đang còn ẩm. Trước khi thoa kem dưỡng ẩm lên toàn thân, bố mẹ hãy thử thoa kem lên một vùng nhỏ trên da bé trước để xem bé có bị kích ứng hay không.
Giữ da bé luôn mát mẻ và thông thoáng
Bố mẹ hãy lưu ý lựa chọn những loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi cho bé. Đồng thời hạn chế cho bé mặc các loại quần áo làm bằng vải len hoặc các chất liệu dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo trong thời tiết nắng nóng.
Nếu bé bú mẹ thì mẹ hãy tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…
Lựa chọn nước giặt phù hợp với làn da của trẻ
Bố mẹ nên sử dụng những loại nước xả vải nhẹ, không có mùi thơm, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé để giặt quần áo và ga gối của bé. Bên cạnh đó, đừng sử dụng các chất làm mềm vải đối với quần áo chăn gối của bé.
Tránh để bé gãi vào vết chàm
Hãy ngăn bé gãi hoặc vào vào các vết chàm. Việc này có thể làm dịu các cơn ngứa, tuy nhiên nó lại khiến các vết chàm trở nên nghiêm trọng hơn và có thể để lại sẹo.
Có thể sử dụng găng tay để ngăn bé gãi hoặc cào vào vết chàm khi bố mẹ không để ý. Trong trường hợp bé bị ngứa không thể ngủ và quấy khóc, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm cách xử lý.
Nước lạnh giúp trẻ sơ sinh bị chàm bớt khó chịu
Hãy dùng một bình nước lạnh chườm lên vùng bị ngứa do chàm của bé nhiều lần trong một ngày. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm để giúp bé bớt khó chịu.
Nguồn : bau.vn
Tags: Trẻ bị chàm