Bệnh ngoài da ở trẻ – mẹ đừng xem thường

Bau.vn - nếu mẹ không biết cách xử lý thì có thể để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.

Bớt màu xanh, tím, hạt kê li ti, nổi phát ban, tăng tiết bã nhờn, rôm sảy… là những vấn đề về da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách xử lý thì có thể để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.

 

Da trẻ rất non nớt. Chính vì vậy, nếu không chăm sóc trẻ sơ sinh, vệ sinh tốt, trẻ rất dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da.(Ảnh minh họa)

Nếu bạn nhìn thấy trên làn da của bé xuất hiện các vết bớt màu xanh hoặc màu tím, ở các vị trí như mông, cánh tay, chân… thì cũng không cần phải quá lo lắng. Vì các vết bớt này chỉ đơn thuần là sự tích tụ của các tế bào melanocyte ở lớp biểu bì của da và sẽ biến mất chỉ sau một thời gian mà không cần đến bất cứ loại thuốc men, hay kem bôi nào.

Phát ban đỏ là tình trạng da bé xuất hiện những vết đốt nhỏ lấm chấm như muỗi đốt, có mủ vàng ở mỗi nốt, tập trung thành từng mảng. Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Cũng như hạt kê, hay bớt xanh tím, ban đỏ sẽ nhanh chóng lặn sau 7 – 10 ngày. Vì vậy, bố mẹ không nên vì quá sốt ruột mà tự ý cậy hay nặn các nốt ban đỏ này, khiến cho làn da của bé bị tổn thương.

Phát ban đỏ sẽ tự biến mất sau một thời gian (Ảnh minh họa)

Những hạt kê này có biểu hiện là các hạt màu trắng đục nằm ở dưới da, hoặc tạo thành chấm trắng nổi lên trên các vùng da ở mũi, trán, hoặc gò má… Nguyên nhân xuất hiện những hạt kê này là do bã nhờn bị ứ đọng lại dưới da và hoàn toàn không nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ, và sẽ tự biến mất sau vài tuần. Để tránh làm làn da của bé bị ửng đỏ, bố mẹ nên chú ý khi tắm rửa cho bé, nên dùng khăn bông mềm lau rửa nhẹ nhàng thay vì kỳ mạng, hay cọ xát làm da của bé bị trầy xước.

 

Những hạt kê nhỏ li ti xuất hiện ở vùng mũi của trẻ. (Ảnh minh họa)

Hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy..

Cách phòng ngừa:

Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc điều trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Mụn nhọt cũng là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.

Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

Để trị mụn nhọt, mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm ngọt, đồ ăn nóng và sinh nhiệt. Những ngày nắng nóng, hoặc khi giao mùa, mẹ nên chú ý cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi hiệu quả.

Cách phòng chống và chữa mụn nhọt:

 Mảng vảy màu vàng, nâu trên đầu trẻ mà dân gian gọi là cứt trâu sẽ tự hết sau một thời gian (Ảnh minh họa)

Những mảng vảy màu vàng, nâu hoặc trắng xuất hiện trên da dầu, hay đôi khi là vùng chân mày của bé chính là biểu hiện của hiện tượng tăng tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ, rất phổ biến và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể dùng dầu oliu thoa lên các vết này khoảng 30 phút trước khi gội đầu cho trẻ để các vết này bong ra, rồi dùng khăn mềm để lau đi.

Rôm sảy là hiện tượng thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, khi mồ hôi bị ứ đọng lại, chứ không thể thoát ra ngoài để làm mát cơ thể như thông thường. Biểu hiện của rôm sảy có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường là những hạt lấm tấm màu hồng, hơi cứng và có thể có nước. Lưng, bả vai, ngực, tay chân là những vị trí thường nổi rôm nhiều nhất.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Với những bé bị rôm sảy, bạn nên:

8. Hăm tã

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.

Để phòng tránh hăm tã, mẹ cần thay tã thường xuyên cho bé, không đóng tã nhiều giờ liền, sử dụng sản phẩm tã đảm bảo chất lượng, cũng như phải vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay tã mới.

Khi trẻ bị hăm tã, mẹ nên sử dụng những loại kem trị hăm được bác sĩ chỉ định để thoa trực tiếp lên vùng hăm cho trẻ.

Cách phòng ngừa:

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.

Làm gì để phòng chống bệnh chốc cho con:

Thủy đậu là một bệnh ngoài da có lây lan. Trẻ chỉ cần ở cạnh hoặc tiếp xúc với người bị bệnh cũng bị lây nhiễm. Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng chính như là nổi bóng nước (thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân). Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt, trong khi trẻ trên 7 tuổi và người lớn thường kèm theo sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn. Các nốt bóng nước này thường nổi từng đợt, xen kẽ bóng nước cũ và bóng nước mới.

Thủy đậu thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

Chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vắc-xin thủy đậu là cần thiết cho trẻ.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ. Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được

Làn da trẻ vốn mềm mại và dễ bị dị ứng, điều quan trọng là bạn biết cách chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Nếu dấu hiệu bệnh ngoài da ở trẻ lâu ngày không hết hoặc bất thường, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ thay vì tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn