Viêm gan bí ẩn đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra song căn nguyên gây bệnh viêm gan này vẫn còn là điều “bí ẩn” bởi lẽ các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em bùng phát tại các nước trên thế giới
Theo cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có 278 trường hợp viêm gan bí ẩn ở trên 20 quốc gia. 5 trường hợp trẻ đã tử vong vì viêm gan bí ẩn. Ước tính 10% trẻ em mắc viêm gan bí ẩn phải ghép gan.
Tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp nào mắc viêm gan bí ẩn. Tuy nhiên nguy cơ bệnh xâm nhập là rất lớn. Do đó việc phòng bệnh, tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca mắc đang là điều cấp thiết. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các Viện đầu ngành tăng cường giám sát căn bệnh này.
Trong quá trình thăm khám tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ đã khai thác thêm thông tin. Đồng thời cố gắng phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ. Nhất là với trẻ có các dấu hiệu nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Trẻ có hiện tượng viêm gan hay không cần dựa vào xét nghiệm men gan. Hoặc trẻ có dấu hiệu tiểu vàng, mắt vàng, suy gan tối cấp..
Phán đoán của Bộ Y tế về nguồn gốc viêm gan bí ẩn
Nhiều phán đoán cho rằng căn bệnh này do Adenovirus gây ra. Đây không phải là virus mới và ở Việt Nam. Hiện có rất nhiều đơn vị có thể xét nghiệm được loại virus này.
Tuy nhiên, căn bệnh này chưa hoàn toàn chắc chắn do Adenovirus thông thường gây ra. Nó có thể do chủng đột biến. Cho nên dựa vào các kỹ thuật thông thường thì khó có thể ‘bắt’ được đây là Adenovirus. Chính vì vậy, chúng ta vẫn cần chờ đợi thêm thông tin từ các chuyên gia trên thế giới. Cần tìm hiểu để xem viêm gan bí ẩn do căn nguyên virus gì, tác nhân gì. Thậm chí có thể xuất hiện tình trạng đột biến hay không… Từ đó mới có đoạn gen đặc hiệu để xét nghiệm truy tìm nguyên nhân chính xác của viêm gan bí ẩn.
Một số ý kiến khác thì cho rằng, Adenovirus chỉ là một yếu tố kích hoạt tác nhân khác dẫn đến bệnh viêm gan bí ẩn. Nhiều chuyên gia còn chỉ ra rrằng nó có liên quan đến SARS-CoV-2… Song đều chưa có bằng chứng khoa học.
Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh ở trẻ
Nếu phụ huynh thấy trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy thì nên cho trẻ đi khám để xem trẻ có tổn thương gan không. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ.
- Trường hợp trẻ đã có biểu hiện tiểu vàng, mắt vàng thì bệnh đã ở giai đoạn khá muộn, rất nguy hiểm.
- Cần chú ý nâng cao vệ sinh cá nhân, sát khuẩn tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện ăn chín uống chín, nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, dùng thực phẩm an toàn…
- Ở nhà và ở trường lớp, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia đầy đủ để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tăng cường các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Nên dạy trẻ duy trì thói quen rửa tay và sát khuẩn tay. Không nên vì lo lắng quá mà hạn chế trẻ vận động ngoài trời.
- Theo dõi sát trẻ, khi có dấu hiệu nghi ngờ thì cho trẻ đi khám tại bệnh viện.
Các đơn vị hàng đầu đang triển khai xét nghiệm Realtime PCR chẩn đoán virus Adeno. Rút kinh nghiệm của dịch Covid-19 vừa qua, chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, đánh giá đúng vấn đề và có giải pháp phù hợp thì bệnh viêm gan cấp ở trẻ em sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
Nguồn : bau.vn