Vấn đề béo phì ở trẻ em rất cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt lối sống công nghiệp ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Định nghĩa về béo phì ở trẻ em
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thừa cân là tình trạng năng lượng cơ thể vượt quá năng lượng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.
Cách tính béo phì ở trẻ
IBWH = ———————————————— x 100
Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em
Béo phì đơn thuần
Do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành. Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì,; có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin)
Béo phì do nội tiết
Các xét nghiệm thăm dò khi trẻ bị béo phì
- Rối loạn Lipids máu : Cholesterol, Triglyxerit có thể tăng
- Rối loạn đường máu và dung nạp glucose
- Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp; tuyến yên…
- Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, SA ổ bụng…
Phòng ngừa béo phì ở trẻ em
Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em với thông điệp “5 Đến 0, GO”
5: Ăn 5 cữ trái cây & rau mỗi ngày
4: Cho và nhận 4 lời khen mỗi ngày
3: Uống 3 cữ sữa mỗi ngày
2: Không quá 2 giờ xem TV, máy tính mỗi ngày
1: Ít nhất 1 giờ thể dục mỗi ngày
0: Không bao giờ uống nước ngọt có đường
GO: Hãy khỏe mạnh, trong và ngoài.
Nguồn : bau.vn
Tags: Trẻ béo phì