Bí kíp “giải cứu” ngực teo, chảy xệ sau khi cho con cai sữa

Sau thời kỳ cai sữa cho bé, hầu hết các chị em đều gặp phải vấn đề ngực teo, chảy xệ. Điều này ảnh hưởng không ít đến tâm lý và hanh phúc gia đình. Bau.vn mách bạn những mẹo nhỏ để lấy lại vòng 1 căng tròn

Nguyên nhân khiến ngực teo sau khi cai sữa

Bầu ngực của phụ nữ có cấu tạo là các cơ vòng tròn không có điểm tựa vững chắc mà chỉ được định vị cố định trên vùng ngực nhờ lớp da săn chắc nâng giữ và kết hợp sự cương chắc của tuyến vú.

Trong quá trình mang thai và cho con bú, do ảnh hưởng của nội tiết tố, các tuyến sữa phát triển khiến ngực to ra. Tuy nhiên, sau khi cai sữa có khoảng 50% chị em phụ nữ ngực teo lại, bé hơn so với lúc chưa mang thai.

Vị trí bú không đúng hoặc cho con nằm bú khiến ngực bị biến dạng co giãn, chảy xệ.

Thói quen vắt sữa, nắn bóp mạnh để có sữa cũng khiến tình trạng ngực trở nên tồi tệ. Đặc biệt, nhiều chị em trong quá trình nắn bóp làm vỡ trái chàm trong ngực, khiến ngực không được căng tròn.

Cách khắc phục ngực teo sau sinh

1. Bổ sung chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu nạp dinh dưỡng của bầu ngực tăng cao hơn bình thường, nếu chế độ dinh dưỡng không được nạp đủ trong một khoảng thời gian sẽ khiến ngực teo đi.

Các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng khoa học để tăng khả năng phục hồi vòng ngực sau thời gian cai sữa. Chất béo tốt là thực phẩm tăng cường độ đàn hồi cho da, giúp da không bị nhăn nheo.

Ngoài ra, những thực phẩm như trứng, mầm đậu nành, thịt nạc… đều có tác dụng tổng hợp estrogen có lợi cho da.

2. Massage ngực thường xuyên

Massage vùng ngực hàng ngày có tác dụng lưu thông máu dưới da và sản sinh các tế bào mới, giúp ngực tăng sự đàn hồi.

Cách mẹ có thể massage bằng 2 cách:

Massage bằng tay: sử dụng 1 ít tinh dầu hoặc làm nóng bàn tay sau đó lấy đầu nhũ hoa làm tâm chuyển động từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Thời gian thực hiện 15 phút mỗi ngày.

Massage dưới vòi hoa sen: Mỗi khi tắm, dùng vòi hoa sen với sức nước vừa đủ xối lên ngực theo chiều xoáy ốc từ trong ra ngoài. Lặp lại động tác này trong vòng 15 phút.

3. Tập luyện bài tập cho cơ ngực

Bạn nên dành thời gian luyện tập một số bài tập đơn giản giúp săn chắc vùng cơ ngực như chắp 2 tay trước ngực, khủy tay hướng ra ngoài cao bằng ngực, sau đó ấn mạnh 2 bàn tay vào nhau. Ngoài ra còn có động tác hít đất, tập tạ, bơi ngửa…

4. Giảm cân khoa học

Việc nóng vội giảm cân, ép cân sẽ khiến ngực teo, chảy xệ theo. Do đó, các mẹ cần có liệu trình giảm cân khoa học để ngực kịp thời thích ứng, giảm cân nhưng ngực vẫn săn chắc và đầy đặn.

5. Cải thiện tình trạng ngực teo bằng cách lựa chọn áo ngực đúng cách

Để lấy lại vóc dáng của bầu ngực cũng như để ngực không bị chảy xệ bạn nên thường xuyên sử dụng áo ngực. Đặc biệt, khi chơi thể thao, tập thể dục, vận động mạnh càng cần sự trợ giúp của áo ngực để ngăn ngừa tình trạng nhão, nhăn.

 

 

 

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong thai kỳ

    Chà là không chỉ là món ăn ngon, mà còn là "thần dược" thiên nhiên dành cho bà bầu. Ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong suốt thai kỳ được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – từ hỗ trợ sinh nở nhẹ nhàng đến tăng cường dinh dưỡng và tâm trạng tích cực.
  • 6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ bầu gặp phải, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân nhanh, và sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng một vài mẹo đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
  • Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Từ lâu, dứa (thơm) bị đồn là loại trái cây “cấm kỵ” trong thai kỳ vì có thể gây sảy thai hoặc kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa khẳng định: ăn dứa đúng cách và với lượng hợp lý hoàn toàn không nguy hiểm, thậm chí còn đem lại lợi ích cho mẹ bầu nếu biết cách sử dụng.