Khi mang thai, các mẹ bầu thường không tránh khỏi các vấn đề về da, tóc, cơ thể,… Thế nhưng, lúc này mẹ không nên tùy ý sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc tóc, body trước kia sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, mẹ cần biết các thêm các thành phần làm đẹp phù hợp với phụ nữ mang thai hay các phương pháp làm đẹp lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Sau đây, sẽ là một số bí kíp để giúp đỡ các mẹ trong giai đoạn này.
1. Những thành phần nên tránh sử dụng khi mang thai
Mang thai khiến cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm hơn nên các sản phẩm làm đẹp sẽ có một số thành phần không còn phù hợp với mẹ nữa. Từ đó mà khi các mẹ vẫn sử dụng mà không có sự chọn lọc thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên khi sử dụng xà phòng, sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm, nước hoa mẹ cần phải tìm hiểu kỹ nhãn mác và cần tránh các thành phần sau đây:
|
|
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng nếu các mẹ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai. Ăn uống lành mạnh khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển và khỏe mạnh hơn. Không cần phải có một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào, nhưng điều quan trọng là mẹ phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để có được sự cân bằng các chất dinh dưỡng mà cơ thể và thai nhi cần. Khi mang thai các mẹ cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, đặc biệt là axit folic.
- Trái cây và rau củ: Ăn nhiều trái cây và rau quả vì chúng cung cấp vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ, giúp tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày, bao gồm tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc ép trái cây. Cần rửa sạch sẽ các loại rau quả tươi trước khi chế biến và sử dụng.
- Thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate): Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, một số vitamin và chất xơ, giúp các chị em no lâu mà không chứa quá nhiều calo. Chúng bao gồm: bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, gạo, mì, ngô, yến mạch.
- Sữa: Các loại thực phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ sữa và sữa chua rất có lợi trong thai kỳ vì chúng chứa thành phần canxi và các chất dinh dưỡng khác mà cả thai phụ và thai nhi cần. Chọn các loại ít chất béo nếu có thể, chẳng hạn như sữa tách béo bán phần hoặc tách béo, sữa chua ít béo và ít đường hơn và phô mai cứng ít chất béo.
-
Protein: Ăn một số thực phẩm giàu protein mỗi ngày. Nguồn protein bao gồm: các loại đậu – cá – trứng – thịt (tránh ăn gan) – gia cầm – các loại hạt. Khi ăn các mẹ nên chọn thịt nạc, không thêm dầu mỡ khi nấu, và nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cả mẹ và thai nhi bảo đảm sức khỏe.
3. Lối sống tích cực, lành mạnh
Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý, không nên quá căng thẳng hay giận dữ bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Khi hoạt động, cơ thể mẹ tiết ra chất endorphin giúp mẹ cảm thấy vui vẻ, dồi dào sinh lực và giúp bé thư giãn, sảng khoái.
Việc tập thể dục giúp các mẹ tiêu hao năng lượng dư thừa, ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, giúp máu được lưu thông dễ dàng, tránh hình thành huyết khối. Chẳng hạn, có thể kể đến một số bộ môn như:
- Đi bộ: hoạt động này rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn. Thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng từ 20-40 phút, tùy vào sức khỏe mẹ bầu. Việc này sẽ hỗ trợ tim mạch, giảm thiểu bệnh lý tim mạch do tiểu đường thai kỳ gây ra cho phụ nữ mang thai.
- Yoga: sẽ giúp các mẹ bầu luyện cách thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí cacbonic, hỗ trợ hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ đái tháo đường và tạo sự thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
- Khiêu vũ: giúp tránh căng thẳng, tinh thần vui vẻ và thoải mái và hỗ trợ cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ.
Việc tập luyện thể thao sẽ giảm căng thẳng trong quá trình mang thai của các mẹ.
4. Các lưu ý trong vấn đê làm đẹp
Vấn đề chăm sóc tóc:
Có thể bổ sung thêm chút dầu oliu, dầu dừa sau khi gội đầu để dưỡng ẩm cho tóc.
Cần hạn chế tối đa việc uốn duỗi, nhuộm hay dùng hóa chất tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn thai nhi vừa mới hình thành nên rất dễ bị tác động từ những thành phần hoá học có trong các sản phẩm dành cho tóc.
Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin tổng hợp, canxi trong thời kỳ mang thai giúp tóc chắc khỏe hơn.
Vấn đề làm móng tay:
Mẹ chỉ nên cắt da cơ bản để tay được gọn gàng, sạch sẽ.
Tuyệt đối không sơn móng tay hay gắn mong vì nó mang lại mùi hóa chất cực độc hại bởi nó sẽ tiếp xúc với đồ ăn khi mẹ cầm thức ăn.
Vấn đề trang phục:
Những bộ đồ với màu sắc tươi sáng, thiết kế đơn giản, vừa vặn, thoải mái sẽ giúp mẹ gọn gàng, tươm tất hơn.
Nên lựa chọn những đôi giày dáng bệt như sneaker, giày búp bê, dép đi trong nhà,… để thuận lợi khi di chuyển. Tuyệt đối không sử dụng giày cao gót vì nó sẽ gây bất tiện, đau mỏi và khó đi lại trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu nên ăn mặc thoải mái, đầu tóc gọn gàng trong quá trình mang thai.
Làm đẹp trong mang thai không chỉ thể hiện ở vẻ ngoài mà còn đến từ tinh thần thoải mái. Mẹ nên giữ tâm trạng ổn định, hạn chế căng thẳng và làm những điều mà mình cảm thấy hạnh phúc, có thể nghe một bài nhạc nhẹ nhàng, ăn một bữa ăn đủ chất, hoạt động ngoài trời với những bộ môn thể thao lành mạnh. Việc cân bằng từ trong ra ngoài sẽ giúp quá trình mang thai của các mẹ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và phát triển thai nhi.
Nguồn : bau.vn