1. Nhổ thức ăn
Mẹ có thấy bé đẩy lưỡi và đẩy thức ăn ra sau mỗi lần cắn thức ăn không? Có thể có lẽ do bé vẫn chưa vượt qua được phản xạ đẩy lưỡi của mình. Đây là bản năng của tất cả trẻ sơ sinh giúp đẩy bất cứ thứ gì ra khỏi miệng để tránh bị nghẹn.
Do bé vẫn chưa vượt qua được phản xạ đẩy lưỡi của mình nên hay nhổ thức ăn
Giải pháp cho mẹ:
Mẹ hãy tiếp dùng cho bé uống sữa mẹ/ sữa công thức như bình thường. Thêm vào đó, mẹ cho cũng nên cho bé ăn dặm thêm những loại thực phẩm có hương vị quen thuộc. Chẳng hạn, mẹ đặt chút thức ăn vào muỗng và cho bé ăn dần dần, cảm nhận dần dần. Nếu lưỡi bé tiếp tục đẩy bột/ thức ăn sau vài lần, có thể đơn giản vì bé chưa sẵn sàng để ăn dặm. Mẹ hãy đợi 1 vài ngày hoặc 1 tuần sau và thử lại nhé.
2. Trẻ quay đi mỗi khi cho trẻ ăn dặm
Mỗi khi mẹ đưa thìa thức ăn hướng về phía bé, bé lại quay mặt đi hoặc quấy khóc.
Giải pháp cho mẹ:
Khi bé không có tâm trạng ăn uống, cách bé có thể thể hiện ra là quay mặt đi. Có thể do bé đang bị mệt, mất tập trung, người không khoẻ hoặc không thực sự thích món ăn đó. Dù là lý do nào, mẹ hãy tôn trọng bé nhé. Thay vì bắt ép bé phải ăn, mẹ hãy thử lại vào lần sau và với món khác.
3. Bé nhăn mặt
Khi bé ăn một miếng thức ăn, bé nhăn mặt. Khi đó, mẹ không biết do thức ăn không ngon hay bé không thích món đó.
Giải pháp cho mẹ:
Vị giác của bé cần có thời gian để làm quen với kết cấu và hương vị mới
Mẹ đừng kết luận ngay nhé. Vị giác của bé cần có thời gian để làm quen với kết cấu và hương vị mới. Vì vậy, có thể bé chỉ đang ngạc nhiên trước món mới đó thôi. Khi bé quen, bé có thể cười hoặc thích thú với món ăn đó. Có thể bé rùng mình hoặc nhăn mặt mỗi khi cho bé ăn món ăn dặm nào đó. Mẹ hãy tiếp tục thử và cho bé làm quen nhé. Nhiều mẹ phải thử đến 15 lần trước khi bé chấp nhận một loại thức ăn mới đó.
4. Bé bị táo bón
Khi cho trẻ ăn dặm, một số bé có thể bị táo bón.
Giải pháp cho mẹ:
Chế độ ăn mới có thể khiến bé bị táo bón. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ và thử cắt giảm một số món như ngũ cốc, khoai tây,… Thay vào đó, mẹ hãy cho thêm nhiều món giàu chất xơ và vitamin như trái cây, rau xanh vào thực đơn.
5. Bé bị đầy hơi
Hệ thống tiêu hoá đang phát triển của bé phải làm việc nhiều hơn vì nó học cách hấp thụ thức ăn. Điều này có thể đôi khi khiến bé bị đầy hơi.
Giải pháp cho mẹ:
Mẹ hãy thử cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, số lượng nhỏ.
Khi bé bị đầy hơi, giải pháp cho mẹ là hãy chia nhỏ bữa cho con
6. Bé bị phát ban
Sau khi bé ăn xong, bé bị phát ban quanh miệng hoặc vùng mông thì có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm nôn, thở khò khè, chảy nước mắt và sổ mũi.
Giải pháp cho mẹ:
Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới, hãy gọi bác sĩ để xác nhận bé thực sự dị ứng với thực phẩm đó không.
7. Bé không tự ăn
Bé không tự bốc thức ăn để ăn hoặc bé chỉ chờ mẹ cho ăn.
Giải pháp cho mẹ:
Để tăng tốc quá trình tự ăn của bé, mẹ hãy cho bé ăn những miếng thức ăn có kích cỡ vừa phải, dễ dàng cho bé nhặt. Chẳng hạn như một ít bông cải xanh hoặc cà rốt hấp hoặc miếng dưa hấu. Mẹ cũng có thể đưa cho bé một cái muỗng có tay cầm ngắn và cong, để bé dễ dàng cho thức ăn vào miệng.
Trên đây là 7 vấn đề thường gặp phải khi mẹ cho trẻ ăn dặm. Điều quan trọng khi cho bé ăn dặm là mẹ hãy thật kiên nhẫn và quan sát cách bé phản ứng khi ăn nhé.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/bi-quyet-de-me-xu-ly-hieu-qua-7-van-de-thuong-gap-nhat-khi-con-an-dam-a184405.html