Cách xử lý thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Trong thời kì mang thai là thời kì nhạy cảm. Vì thế việc chữa bệnh trong giai đoạn này đòi hỏi sự an toàn cho cả mẹ và bé. Theo thống kê thì có đến khoảng 80% phụ nữ mang thai không tìm các biện pháp xử lý thoát vị đĩa đệm, không áp dụng các phương pháp chữa đau lưng trong suốt thai kỳ mà cố gắng chịu đựng tình trạng này.
Nên xử lý thoát vị đĩa đệm cho bà bầu bằng cách nào?
Tuy nhiên, thay vì chịu đựng những cơn đau lưng do thoát đĩa đệm thì mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý an toàn sau đây:
1. Vật lý trị liệu
+ Chườm nóng
Chườm lạnh cũng là cách giảm đau khá tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. So với việc áp dụng nhiệt độ cao thì tác dụng của nhiệt lạnh có đôi chút khác biệt. Khi chườm nóng thì sẽ có khả năng chống viêm, hạn chế được nhiệt độ tác động lên các khớp. Nhờ đó mà những cơn đau suy giảm rõ rệt. Mẹ hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng để áp vào vùng lưng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như chườm lá ngải cứu, xương rồng đắp lưng để giúp giảm đau.
+ Massage
Mẹ bầu có thể nhờ người thân hoặc các nhân viên tại các spa massage thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng cổ vai gáy, vùng lưng, hông để giúp giảm đau, làm dịu và giãn cơ, khai thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau và tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp.
Xử lý thoát vị đĩa đệm bằng cách massge lưng cho bà bầu
+ Tập thể dục, yoga
Các bài tập thể dục và yoga có khả năng giúp ích rất nhiều đối với các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Các cơ ở phần lưng và bụng là những thành tố thiết yếu của mạng lưới cơ trên cột sống, do đó việc tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động phù hợp. Cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm cảm giác cơn đau lưng rất nhiều. Hãy thực hiện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội…để vừa giúp giảm đau lưng, cải thiện xương khớp, tránh bị cứng cơ vừa giúp hỗ trợ sinh sản tốt hơn.
+ Thay đổi tư thế nằm
Các tư thế nằm có tác dụng hỗ trợ xoa dịu cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây ra. Tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng sang bên trái, tư thế này sẽ giúp tăng các dưỡng chất được đưa đến thai nhi, tăng tuần hoàn máu và giảm áp lực lên vùng thắt lưng, giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, mẹ nhớ không nên nằm quá lâu một tư thế mà hãy cố gắng thay đổi qua lại để tránh tình trạng tê bì tay chân trong lúc ngủ. Mẹ có thể chọn mua các loại gối ngủ cho bà bầu để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn và giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
2. Dinh dưỡng đầy đủ
Mẹ bầu cần chú ý khẩu phần ăn bởi chế độ ăn uống giai đoạn này vừa ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi vừa liên quan đến quá trình điều trị. Riêng đối với mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm thì ngoài việc bổ sung các nhóm chất quan trọng như đạm, béo, tinh bột, vitamin hằng ngày thì mẹ cần tập trung bổ sung thêm:
- Canxi, vitamin D từ các loại hạt, các loại đậu, sữa, sữa chua, phô mai,…
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày
- Ngoài ra, lưu ý thói quen ăn uống sao cho khoa học, tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh xa các chất kích thích.
Mẹ bầu cần chú ý khẩu phần ăn bởi chế độ ăn uống giai đoạn này vừa ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi vừa liên quan đến quá trình điều trị
Mẹ bầu cần chú ý khẩu phần ăn bởi chế độ ăn uống giai đoạn này vừa ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi vừa liên quan đến quá trình điều trị
3. Giữ tâm lý thoải mái
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có nhiều biến đổi về sinh lý, điều này gây nên những trạng thái tâm lý thất thường của chị em. Không những thế việc mang thai có bệnh khiến chị em các stress và bất an nhiều hơn. Tuy nhiên, tâm lý của mẹ cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Hãy cố gắng giữ cho bản thân một tâm lý lạc quan, thoải mái nhất có thể. Nếu bị đau thì hãy ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi và thả lỏng.
4. Lưu ý khi quan hệ vợ chồng
Việc quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai cần hết sức lưu ý. Đặc biệt là khi bà bầu mắc bệnh về cột sống. Để tránh gây nguy hiểm, tác động xấu đến thai nhi hay khiến mẹ bầu khó chịu thì cần chọn lựa tư thế quan hệ cho phù hợp, nhất là tránh tác động vào vùng thắt lưng, cột sống.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/bien-phap-xu-ly-thoat-vi-dia-dem-an-toan-cho-phu-nu-khi-mang-thai-a191744.html