Bố mẹ cần lưu ý những thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Một số thói quen hằng ngày cũng vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu những thói quen ảnh hưởng phát triển chiều cao ấy là gì nhé.

Dưới đây là một số thói quen ảnh hưởng phát triển chiều cao của trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.

Ăn thực phẩm nhiều đường

Những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem đặc biệt là nước ngọt có ga ảnh hưởng rất xấu tới các cơ quan trong cơ thể và còn làm hệ xương của bé yếu đi. Nguyên nhân vì thức ăn ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến bé kém phát triển chiều cao.
Vì thế, hãy hạn chế cho bé ăn những thực phẩm này. Bởi ngoài việc tác động xấu đến chiều cao của bé, còn có thể làm cho bé béo phì và sâu răng. Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều hoa quả, rau xanh và nước trái cây tươi vào thực đơn của bé.

Thức quá khuya

Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 10 -12 giờ đêm mỗi ngày. Tuy nhiên, một số gia đình thường cho bé đi ngủ muộn sau 22 giờ tối. Việc thức khuya sẽ làm hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn, dẫn đến bé phát triển chiều cao chậm. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày.

Lưu ý: Nhu cầu ngủ theo từng độ tuổi của trẻ

  • Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4-11 tháng: 12-15 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 11-14 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ tiểu học (6-13) : 9-11 giờ mỗi ngày.

Cắn móng tay

Đây lại là một thói quen xấu rất phổ biến và rất khó bỏ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ít ai ngờ đây cũng là mộ trong số những thói quen ảnh hưởng phát triển chiều cao của trẻ.

Cắn và nhai móng tay có thể sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và nhiều vấn đề về tiêu hóa. Những vấn đề này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Thêm nào đó, nếu thói quen này kéo dài khi trẻ trưởng thành, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu tự tin và thường xuyên lo lắng.

Hãy dạy trẻ về việc thói quen cắn móng tay sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như thế nào, cắn móng tay bẩn như thế nào và bàn tay có nhiều vi khuẩn ra sao. Đồng thời, hãy hướng cho trẻ chú ý vào các trò chơi hay công việc khác để dần dần quên đi việc cắn móng tay.

Ngủ sai tư thế

Ngủ bắt chéo chân

Một số bé thích vắt chéo chân khi ngủ, điều này không chỉ khiến máu ở chân không lưu thông, ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến xương chân bị cong hoặc các cơ bên ngoài bị chệch ra ngoài, dẫn đến giảm chiều cao tổng thể.

Nằm sấp ngủ

Nằm sấp khi ngủ trẻ có thể bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi dẫn đến trẻ ngủ không ngon giấc và dễ thức giấc vào giữa đêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây ra các vấn đề về chức năng tiêu hóa của trẻ, sau này khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ kém đi, điều này cũng gây ra tình trạng chậm lớn.

Kiểu ngủ xoắn người

Một số trẻ em dường như đang chơi trò nhào lộn vào ban đêm. Nhìn mặt thì cảm giác như trẻ đang ngủ nằm ngửa, nhưng bên trong chăn, phần thân của trẻ lại nằm nghiêng. Đối với một số trẻ, phần mặt nằm nghiêng và phần thân dưới nằm ngửa khi ngủ. Nếu không thay đổi những tư thế ngủ “méo mó” này, cơ thắt lưng không tốt sẽ dễ làm cột sống bị tổn thương, cột sống cong và bị chấn thương cũng khiến chiều cao của trẻ giảm.

Nguồn : bau.vn