Bố mẹ nên tránh 4 sai lầm lớn này khi mua giày dép cho trẻ

Việc chọn giày tưởng chừng rất đơn giản, nhưng nếu cha mẹ không cẩn thận có thể khiến con mình gặp phải những tai nạn đáng tiếc.

Khi bạn đến cửa hàng giày dép, chủ cửa hàng thường không giới thiệu kỹ những đôi giày phù hợp cho trẻ mà thường đưa ra các gợi ý về sản phẩm đắt tiền. Trên thực tế, đắt nhưng không có nghĩa là nó phù hợp với trẻ.

Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, cha mẹ khi mua giày cho con cái, cần chú ý đến 4 hiểu lầm điều sau:

1. Lựa size giày lớn hơn vài số

Trẻ em thường lớn nhanh, nhiều cha mẹ vì muốn tiết kiệm nên cố tình chọn size lớn hơn vài số. Quả thực, giày cỡ lớn có thể giúp cha mẹ tiết kiệm được việc tần suất thay giày mới, nhưng vì kích cỡ rộng, chân của trẻ sẽ không có điểm tựa ổn định, dễ bị xô lệch về phía trước khi đi, dễ gây tai nạn.

Cách chọn: Khi chọn giày, yêu cầu trẻ đặt chân xuống gót giày, dùng ngón tay ấn giữ ngón chân trẻ, giày chỉ rộng vừa với bàn chân là được, không cần mua giày cỡ lớn.

2. Đế giày càng dễ uốn cong càng tốt

Một số cha mẹ có thói quen gập đế giày lại xem có dễ bị cong không. Trong trường hợp bình thường, một đôi giày có độ cong chứng tỏ phần đế rất tốt, phù hợp để trẻ chạy nhảy.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải coi trọng chất liệu của đến, nếu quá cứng sẽ dễ dẫn tới biến dạng xương và tổn thương cơ bàn chân. Nếu quá mềm, độ cong lớn, dễ làm tổn thương vòm bàn chân.

Nếu giày quá cứng sẽ dễ dẫn tới biến dạng xương và tổn thương cơ bàn chân của trẻ (Ảnh minh họa).

Cách tốt nhất để đánh giá độ cứng của đế giày có phù hợp hay không là nhìn vào vị trí phần đế bị cong.

Cách chọn: 1/3 đế giày phía trước dễ uốn cong, 2/3 phía sau không dễ uốn là một đôi giày thích hợp cho trẻ.

3. Phía trên giày càng mềm càng tốt

Phần trên giày dép của trẻ cũng giống như phần đế, không có nghĩa là càng mềm càng tốt, độ cứng vừa phải là tốt nhất.

Một đôi giày quá mềm sẽ khó bảo vệ khi trẻ nghịch ngợm và hiếu động. Ví dụ, khi trẻ tập đi, trẻ thích đi lung tung và nghịch chân nên rất dễ xảy ra chấn thương.

Hơn nữa, khung xương bàn chân của trẻ còn rất mềm, nếu đi một đôi giày không phù hợp, ngón chân của trẻ không được cố định sẽ dễ tạo thành dáng đi xấu, có thể gây bong gân cổ chân và dây chằng.

Tốt nhất cha mẹ nên tập trung vào loại giày có độ thoáng khí cao, không nên mua giày nhựa hoặc da tổng hợp.

Cách chọn: Cha mẹ không nên chọn mua loại giày có khả năng thoát khí kém, nó sẽ khiến bàn chân của trẻ bị bí hơi. Điều này còn khiến cơ bàn chân giãn ra và yếu đi, không đủ sức nâng đỡ vòm bàn chân, dẫn đến bàn chân bẹt.

4. Chọn giày theo xu hướng

Trên thị trường, có rất nhiều loại giày dép trẻ em, đủ kiểu mới lạ, nhìn rất bắt mắt và thu hút. Đặc biệt, giày của bé gái thường rất xinh xắn, có đính các loại sequin, phụ kiện nhỏ nhìn cực kỳ dễ thương. Tuy nhiên, những thiết kế này lại trở thành một cản trở khi trẻ di chuyển.

Ví dụ, một số loại giày đi có phát ra tiếng kêu bíp bíp. Nếu cho trẻ đi loại giày này trong thời gian dài, sẽ khiến chân của trẻ bị tập tễnh, một chân thấp một chân cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân của trẻ, khiến chúng mất tập trung và an toàn khi đi.

Cách chọn: Cha mẹ không nên mua một số đôi giày có vẻ hợp hợp trang khi trẻ còn quá nhỏ. Trong giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển khung bàn chân của trẻ, nên ưu tiên sự thoải mái và thông thoáng.

Chọn giày phù hợp theo từng độ tuổi như thế nào?

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách chọn giày riêng, cha mẹ nên chú ý như sau:

– 7 đến 12 tháng

Trẻ ở độ tuổi này chưa có vòm chân, khả năng phối hợp và ổn định của chân còn kém. Thế nên, giày dép chủ yếu là chất liệu thoáng khí, ấm áp và mềm mại.

– 1 đến 3 tuổi

Độ tuổi này thì bàn chân của trẻ phát triển nhanh và bắt đầu hình thành vòm bàn chân. Vì thế, cha mẹ nên chọn mua những đôi giày nhẹ, mềm, thoải mái, có độ cứng vừa phải, tốt nhất nên có đế ma sát để trẻ tránh bị ngã khi di chuyển.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách chọn giày riêng (Ảnh minh họa).

– 4 đến 6 tuổi

Sự phát triển bàn chân của trẻ lúc này gần bằng 60% so với người lớn. Tuy nhiên, các chi dưới chưa đủ khỏe nên vẫn còn cần được bảo vệ. Cha mẹ nên chọn giày có độ cứng gót cố định để bảo vệ khớp cổ chân.

Giày có dáng hẹp, phần gót cao, có độ vênh phía trước lớn có thể gây biến dạng xương và tổn thương cơ bàn chân, không nên mua loại giày này cho trẻ.

– 7 đến 9 tuổi

Bàn chân của trẻ ở độ tuổi này rất linh hoạt. Nếu là trẻ hiếu động, cha mẹ nên chọn giày thể thao vì nó có độ ổn định tốt hơn, hoặc giày vải có độ thoáng khí.

Nguồn : bau.vn

  • 6 tính cách của mẹ gieo thầm yêu thương trong trái tim con

    Tình yêu của mẹ là một trong những điều thiêng liêng và bền bỉ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng hơn cả những hi sinh thầm lặng hay sự chăm sóc hằng ngày, chính những tính cách đặc biệt của người mẹ sẽ in đậm trong ký ức của con, trở thành những điều mà con yêu thương, biết ơn và mang theo suốt đời.Dưới đây là 6 kiểu tính cách mà bất kỳ người mẹ nào sở hữu cũng đều để lại dấu ấn không thể phai trong trái tim con trẻ.
  • Trẻ làm việc nhà sớm, lớn lên kiếm tiền giỏi hơn – nghiên cứu Harvard chứng minh

    Một nghiên cứu kéo dài hơn 80 năm từ Đại học Harvard – một trong những trường danh giá nhất thế giới – đã chỉ ra một kết luận đơn giản nhưng đầy bất ngờ: những đứa trẻ được giao làm việc nhà từ nhỏ thường thành công hơn trong công việc, kiếm tiền tốt hơn và hạnh phúc hơn khi trưởng thành.Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh suy nghĩ lại về cách nuôi dạy con, khi hiện nay không ít gia đình ngại để con đụng tay vào việc nhà vì "sợ cực" hoặc "con cần tập trung học hành".
  • Khi con lễ phép với người lạ nhưng vô lễ với cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nhiều bậc cha mẹ tự hào khi con mình luôn lễ phép, ngoan ngoãn trước mặt thầy cô, họ hàng, người lạ… nhưng lại không khỏi chạnh lòng khi chính trong gia đình, đứa trẻ trở nên bướng bỉnh, cãi lời, thậm chí hỗn hào với cha mẹ. Tình trạng “ngoan với người ngoài, vô lễ với người nhà” không hiếm gặp và thường bắt nguồn từ chính những sai lầm trong cách nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.
  • Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Nhiều cha mẹ chia sẻ cảm giác bất lực, tổn thương và giận dữ khi con cái cư xử hỗn hào, bướng bỉnh hoặc thờ ơ với lời dạy bảo. Trẻ quát lại, không nghe lời, hoặc cư xử thiếu tôn trọng – khiến người lớn có lúc muốn “buông xuôi”. Trong hoàn cảnh ấy, Định luật con quạ đang được nhiều chuyên gia tâm lý gợi ý như một cách tiếp cận khác biệt nhưng hiệu quả, giúp cha mẹ lấy lại bình tĩnh và thiết lập lại quyền uy đúng cách.
  • "Mẹ hiền sinh con quý": Những nguyên tắc dạy con vượt thời gian

    Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, nhiều bậc phụ huynh vẫn tìm lại những giá trị truyền thống mà thế hệ trước đã gìn giữ. Một trong những giá trị đó là phương pháp giáo dục con cái của các bà mẹ hiền, không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách vững vàng. Câu nói “Mẹ hiền sinh con quý” không chỉ là lời ca ngợi những người mẹ mà còn chứa đựng những bài học quý giá trong cách dạy con mà chúng ta có thể học hỏi.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.