Bố mẹ quan tâm: Dạy trẻ 5 tuổi những gì và dạy như thế nào thì tốt?

Dạy trẻ 5 tuổi những gì và dạy trẻ như thế nào? Đây chính là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ. Nếu bạn có con 5 tuổi và đang phân vân không biết nên dạy trẻ học ra sao thì nên tham khảo bài viết dưới đây.

1. Dạy trẻ học chữ và số.

Chữ và số là căn bản trong mọi ngôn ngữ, nếu không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp và phát triển được.

Đọc sách là một hoạt động được công nhận là quan trọng nhất trong phát triển ngôn ngữ ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Với trẻ 5 tuổi, trong khi dạy trẻ cách nhận biết và ghi nhớ các chữ cái, các từ, các số bạn cũng nên đọc cho trẻ nghe những câu chuyện.

Đọc sách cho trẻ từ nhỏ giúp phát triển từ vựng, khơi dậy trí tò mò, óc tưởng tượng, rèn luyện trí nhớ; đồng thời còn nâng cao sự tự tin và phát triển thói quen đọc sách suốt cuộc đời.

Trong quá trình đọc sách cho trẻ, nên có những khoảng dừng để trò chuyện hỏi đáp với trẻ. Tham khảo những loại sách truyện có hình dành cho trẻ 5 tuổi được bán trên thị trường.

2. Dạy trẻ vẽ và làm đồ thủ công.

Vẽ và làm đồ thủ công là một hoạt động tuyệt vời và đơn giản không chỉ giúp phát triển tư duy, khả năng vận động tinh mà còn phát triển cảm xúc.

Trẻ 5 tuổi học về màu sắc, cách phối màu, cách sử dụng các loại bút màu, phát huy trí tưởng tượng, cách phối cảnh,…khi vẽ.

Làm đồ thủ công thì đòi hỏi vận dụng nhiều các kĩ năng hơn nữa, bao gồm quy trình các bước để tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó là cơ sở để phát triển sở thích, sở trường sau này.

Các bé cũng sẽ dần tự tin hơn, độc lập hơn biết tự tạo ra một sản phẩm. Các đồ thủ công đơn giản phù hợp với trẻ 4-5 tuổi thường liên quan đến cắt giấy, dán giấy, tô tượng, đồ gốm,…

3. Dạy trẻ cách sử dụng các đồ vật.

Không nên làm hộ trẻ tất cả mọi thứ, trẻ cần phải học cách tự chủ và độc lập trong những việc mà trẻ có thể làm được, đơn giản nhất là thông qua việc sử dụng những vật dụng trong nhà.

Dạy trẻ 5 tuổi những gì? Đơn giản nhất là dạy dùng những dụng cụ học tập như bút, tẩy, sách, những đồ để ăn như bát, đũa, muỗng hay đồ để vệ sinh như khăn mặt, bàn chải đánh răng…

Trẻ học tốt qua trò chơi, đặc biệt là trò chơi giả vờ đóng vai. Hãy thử cho trẻ những đồ giả và trẻ đóng vai mình thành các nhân vật như bác sĩ, công an, siêu nhân chẳng hạn.

Trẻ em bẩm sinh đã rất tò mò và thích giúp đỡ người khác, vì vậy nên để trẻ có cơ hội làm điều đó qua những công việc lặt vặt như quét nhà, lau bàn, phơi quần áo.

4. Dạy trẻ hát và chơi nhạc.

Âm nhạc là điều kì diệu nhất mà con người đã tạo ra. Một đứa trẻ được học về âm nhạc từ nhỏ sẽ không chỉ phát triển tư duy, ngôn ngữ mà nó còn liên quan đến thể chất và nhân cách.

Từ lâu, đã luôn có những bài hát đồng dao, trẻ em sẽ bắt chước và hát theo cùng với bạn bè. Thông qua đó, trẻ học các từ, học giao tiếp, yêu con người và yêu thiên nhiên hơn.

Bạn có thể cho trẻ nghe những bài hát dành cho trẻ con, hoặc nếu có thời gian hãy dạy trẻ học một nhạc cụ nào đó.

Thông thường, mỗi đứa trẻ đều sẽ có thiên hướng về một lĩnh vực nghệ thuật nào đó: hát, nhảy hoặc chơi nhạc (ghita, piano, sáo,…). Bạn nên tạo cơ hội, khuyến khích và bồi dưỡng chúng, nếu không có năng khiếu thì chỉ cần học để biết như một sở thích.

5. Dạy trẻ chơi thể thao.

Thể thao là một hoạt động cần thiết nếu bạn muốn con mình phát triển toàn diện. Bạn không cần là một giáo viên dạy thể thao chuyên nghiệp bạn cũng có thể dạy cho trẻ thói quen chơi thể thao đều đặn mỗi ngày.

Thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe, phát triển các kỹ năng vận động mà còn phát triển kỹ năng hoạt động nhóm, trung thực, tôn trọng bản thân và người khác.

Chọn bất kì một môn thể thao nào đó mà cả bạn và con cùng thích rồi đơn giản chỉ là chơi cùng với trẻ. Dạy trẻ 5 tuổi những gì? Dạy học cách chơi và lợi ích của chúng mang lại.

6. Dạy trẻ cách giao tiếp ứng xử.

Để sống trong một môi trường xã hội thì giao tiếp là điều căn bản nhất. Nếu trẻ 5 tuổi không được dạy giao tiếp thì khi đi học ở trường hoặc bên ngoài nhà, trẻ sẽ khó khăn hòa nhập và phát triển bản thân hơn.

Dạy trẻ 5 tuổi những gì? Đó là cách chào hỏi, cách xưng hô, cách tôn trọng người khác trong những hoàn cảnh khác nhau.

Mang trẻ theo bên mình mỗi khi rảnh rỗi, hướng dẫn trẻ bằng cách làm gương làm mẫu, nhờ trẻ làm những việc lặt vặt.

Còn vô số những điều bạn cần phải dạy cho một đứa trẻ 5 tuổi, trên đây chỉ là những điều căn bản nhất. Hi vọng bài viết này giúp bạn giải tỏa thắc mắc “dạy trẻ 5 tuổi những gì và nên dạy ra sao?”. Việc học là cả đời nên bạn hãy từng bước dạy cho trẻ thôi nhé, nếu phải học quá nhiều cùng lúc sẽ phản tác dụng và gây ra những hậu quả xấu mà bạn không thể lường trước được.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: