Bỏ túi những mẹo trị hăm vùng kín cho bé mẹ nên áp dụng ngay

Nhiều mẹ lo lắng rằng vấn đề hăm vùng kín nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản sau này. Thấu hiểu điều này, Bau.vn sẽ chỉ bạn những mẹo trị hăm vùng kín an toàn, hiệu quả dứt điểm.

Hăm vùng kín khiến làn da bé bị đỏ, rát, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn… Trong đó, tỷ lệ bé gái bị hăm vùng kín cao hơn các bé trai. Không khó để nhận ra dấu hiệu bị hăm như vùng kín của bé gái bị đỏ ửng ở hai bên âm hộ, bé trai thì bị đỏ ửng vùng bìu, dưới bìu. Ngoài ra vùng kín bị căng bóng nặng hơn thì nổi mụn li ti thậm chí trẻ còn quấy khóc, bỏ bú, vết hăm bị loét nếu không phát hiện sớm.

Những dấu hiệu nhận biết

1. Dấu hiệu nhận biết ở bé gái

Cấu tạo vùng kín của bé gái có cấu tạo hình phễu ngược lại và ngay gần hậu môn dẫn đến tình trạng hăm ở các bé gái. Vì vậy các mẹ nên lưu ý và nhận biết sớm tình trạng hăm ở bé gái thông qua các dấu hiệu sau đây:

Vùng kín bị đỏ ửng, sưng ở 2 môi âm hộ.

Bé thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, muốn đưa tay gãi. Ngoài ra, thấy bé hay quấy khóc, bỏ ăn, khó chịu…

Da ở vùng kín căng bóng, xuất hiện nhiều mụn ẩn li ti, có khi cả ở bên mông.

 

2. Dấu hiệu nhận biết ở bé trai

Với bé trai, bộ phận sinh dục ửng đỏ, sưng ở bìu. Vùng da bị hăm căng bóng, nóng rát hoặc khô, có những vẩy đỏ và tấy.

Ngoài ra, các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, bẹn, mông, hâu môn xuất hiện các mẩn đỏ, nóng rát.

Nếu tình trạng nặng hơn dễ dẫn đến mưng mủ, lở loét, chảy dịch hoặc chảy máu.

Bé trai có thể xuất hiện mụn ở bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân dẫn đến hăm vùng kín

1. Cấu tạo của cơ quan sinh dục

Cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái là hình phễu ngược và gần ngay hậu môn. Chính vì thế khi đi vệ sinh, nước tiểu thường ứ đọng, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ quan sinh dục của trẻ.  Nếu mẹ vệ sinh hậu môn không sạch sẽ và đúng cách, nhất là sau mỗi lần trẻ đại tiện, vi khuẩn từ phân kết hợp với môi trường ẩm ướt trong tã lót có thể khiến bé bị hăm vùng kín.

Đặc điểm cấu tạo của hai bên bìu, vùng dưới bìu của bé trai dính vào da hậu môn của bé vì vậy thường dễ khó làm sạch, dễ bị đọng lại mồ hôi, phân và nước tiểu tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến hăm da.

2. Da vùng kín thường nhạy cảm

Da trẻ em chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Bé dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy… khi da tiếp xúc với các loại tã bỉm, giấy ướt, sữa tắm… có chất tạo hương, cồn…

3. Thường xuyên đóng tã, bỉm kém chất lượng dẫn đến hăm vùng kín

Nếu cha mẹ đóng bỉm cho bé trong thời gian dài thì vùng kín bị ẩm ướt do tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu, mồ hôi, tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn, nấm gây hăm da sinh sôi.

Những loại bỉm kém chất lượng có độ thấm hút kém nên da trẻ dễ bị bí bách, khó chịu. Chất liệu của bỉm thô cứng, khi trẻ cử động viền bỉm cọ xát vào da vùng kín, gây xước, làm cho bề mặt da ửng đỏ và bị hăm.

Mẹo trị hăm vùng kín cho bé

1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Đối với bé trai 

Vùng kín của trẻ là bộ phận nhạy cảm. Nhất là vùng bìu của bé trai. Do thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, phân cộng thêm sức đề kháng của da trẻ trong những năm đầu đời còn yếu nên trẻ dễ bị hăm ở vùng da này. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên để phòng chống và ngăn ngừa tình trạng hăm da phát triển mạnh.

Đối với bé gái 

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.

Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 35 – 38 độ C.

Bước 3: Lấy một chiếc khăn xô mềm, nhúng vào chậu nước ấm, rồi quấn quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng lau dọc xung quanh vùng kín của bé. Các mẹ lau dọc theo các nếp gấp, không cần thiết phải tách môi âm đạo để lau chùi ở bên trong, lau theo hướng từ âm đạo ra sau hậu môn.

Bước 4: Sau khi vệ sinh vùng kín cho bé, dùng khăn mềm sạch lau khô lại vùng kín rồi mới tiếp tục đóng bỉm hoặc mặc quần áo mới cho bé.

2. Sử dụng lá trầu không chữa hăm vùng kín

Cách chữa hăm vùng kín cho bé bằng lá trầu không, mẹ chỉ cần 1-2 lá trầu không giã nhỏ với 1 thìa cafe muối rồi chắt lấy phần nước cốt. Sau đó, mẹ dùng khăn xô mềm để thấm hỗn hợp này, thoa nhẹ nhàng lên vùng kín của bé 1 lần/ngày. Đợi khoảng 3-5 phút rồi rửa lại vùng kín của bé với nước sạch.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian để trị hăm vùng kín cho bé.

3. Chăm sóc vùng kín

Không nên quấn tã quá chặt: Việc quấn tã chặt sẽ làm vùng da hăm dễ bị xước, kích ứng do cọ xát. Vì vậy, cha mẹ cần sử dụng tã bỉm đúng size cỡ, không quá chật, đồng thời hạn chế đóng bỉm tã cho trẻ.

Không tự ý bôi phấn rôm: Phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng hăm vùng kín của bé nghiêm trọng hơn. Đối với bé gái, bụi phấn từ phấn rôm có thể dễ dàng thâm nhập vào hố chậu thông qua “vùng kín”, cổ tử cung và ống dẫn trứng gây ra viêm nhiễm.

Các mẹ lưu ý: Để trẻ tránh bị hăm bẹn, hăm vùng kín thì sau khi thay tã mẹ cần làm khô dùng da đó. Đồng thời, không nên cho trẻ đóng tã bỉm suốt ngày dài, khoảng 3-4 tiếng thay tã và vệ sinh cho trẻ. Vệ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vùng da khô thoáng là điều quan trọng nhất để giảm tình trạng hăm.

Mong rằng qua những chia sẻ trên, các bậc cha mẹ đã nắm được các cách trị hăm vùng kín cho bé an toàn ngay tại nhà. Nếu đã áp dụng các cách nhưng tình trạng hăm vùng kín của bé không cải thiện, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị!

 

 

Nguồn : bau.vn