Bớt 3 thêm 2: Quy tắc nuôi con của mẹ Nhật để trẻ quanh năm không ốm vặt

Nuôi trẻ ốm vặt sẽ không hề tốn sức như ba mẹ vẫn tưởng, chỉ cần nắm được những mẹo nhỏ sau đây đảm bảo sức đề kháng của con yêu sẽ tăng lên theo từng ngày.

Trẻ em đề kháng kém dễ bị bệnh vặt, nhất là các triệu chứng cảm cúm trong mùa Đông. Một vấn đề mãi không tìm được lời đáp của các mẹ trẻ nuôi con nhỏ là tại sao càng bao bọc, càng chăm sóc con kỹ càng thì lại càng dễ ốm vặt. Trẻ ốm vặt không còn là bài toán khó của riêng mẹ nào nữa. Vậy học ngay cách nuôi con theo quy tắc “bớt 3 thêm 2” để trẻ nói không với ốm vặt ba mẹ nhé.

“Bớt 3 thứ”

  • Bớt ăn trái cây lạnh

Trẻ em luôn được khuyến khích ăn trái cây, chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin, rất quan trọng để duy trì sự cân bằng axit – bazơ trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết trái cây có tính lạnh, cơ thể lại “ưa ấm sợ lạnh”. Trái cây sau khi vào cơ thể gặp khí lạnh, dễ dẫn đến suy giảm chức năng nội tạng, gây ra rối loạn tiêu hóa, tổn thương tỳ vị, dạ dày.

Nếu cơ thể bé yếu, dễ phản ứng với đồ ăn lạnh, bạn có thể cho con ăn hoa quả bằng cách nấu chín. Những hoa quả có thể nấu chín là táo, lê, đào, mận, chuối…

Món lê hấp táo đỏ vừa giúp con thay đổi khẩu vị mà không lo lạnh bụng

Bạn có thể hấp hoa quả cùng một dóng mía chẻ cho thơm (bỏ mía trước khi xay). Sau đó, cho hoa quả vào nồi hấp hoặc lò vi sóng trong vòng 10 phút.

Lấy hoa quả ra và cho vào máy xay nhuyễn. Món này cũng có thể trộn thêm một hai thìa sữa hoặc chút mật ong để thay đổi. Tuy nhiên các mẹ lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong nhé!

  • Bớt đồ béo, đồ ngọt

Trong quan niệm của nhiều bậc cha mẹ, những thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm như cá, trứng, sữa là thực phẩm bổ dưỡng. Ngược lại, những loại rau củ sẽ không bổ dưỡng, khó tiêu hóa và khó làm tăng cân. Khi tiêu thụ những thực phẩm chứa hàm lượng calo quá cao, dạ dày của trẻ nhỏ sẽ quá tải, khiến thức ăn khó tiêu và cản trở cơ thể hấp thu cellulose và các nguyên tố vi lượng khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ ốm vặt.

Chế độ ăn quá giàu đạm không phải là cách nuôi con thông minh như bố mẹ vẫn nghĩ

  • Bớt đồ ăn vặt

Đồ ăn vặt của trẻ em hiện nay rất đa dạng, nhiều mẫu mã, hương vị rất ngon nhưng chứa ít dinh dưỡng, nhiều calo, khó tiêu hóa. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ, mà các chất phụ gia bên trong khó bị chuyển hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

“Thêm 2 việc”

Ngoài việc hạn chế một số loại thực phẩm, cha mẹ cũng nên thêm một số thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ như sau:

  • Thêm men vi sinh

Tỳ vị, dạ dày của trẻ vốn dĩ khá yếu nên dễ gặp các vấn đề như kém ăn, hôi miệng, đổ mồ hôi trộn ban đêm, chướng bụng. Cha mẹ nên cho trẻ uống thêm men vi sinh để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, đào thải cặn bã, giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, đồng thời cải thiện tỳ vị, thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng.

  • Thêm việc massage cho trẻ hàng ngày

Massage hàng ngày là bí quyết để nuôi con ít ốm vặt

Nhiều bà mẹ đã hình thành thói quen mát xa cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Họ dành 3 – 5 phút mỗi ngày để xoa bóp bàn tay, bàn chân, cột sống lưng từ dưới lên, điều này có thể kích thích tới 260 huyệt đạo. Việc kích thích này sẽ tác động rất tích cực tới các cơ quan nội tạng, tăng cường khí huyết, nâng cao khả năng chống bệnh tật của trẻ.

Nuôi trẻ ốm vặt vốn là bài toán không đơn giản của biết bao ông bố bà mẹ, nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều nếu bố mẹ biết những mẹo nhỏ nhất trong cách nuôi con hàng ngày. Với nhưng bí quyết trên, chúc tất cả bố mẹ sẽ nuôi con nhàn tênh để bé yêu vượt qua mùa Đông một cách khoẻ mạnh nhất.

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: