Các biện pháp tránh thai sau sinh an toàn dành cho mẹ đang nuôi con bú

Sau sinh, cơ quan sinh dục dần hồi phục sau khi thời kỳ hậu sản kết thúc. Lúc này, có thể quan hệ và sử dụng tránh thai sau sinh nếu chưa có ý định mang thai tiếp theo.

Các biện pháp tránh thai sau sinh cần đảm bảo không ảnh hưởng tới sữa và sức khỏe của em bé. Do đó, mẹ có thể cân nhắc một trong các biện pháp dưới đây.

1. Tránh thai sau sinh bằng cách sử dụng bao cao su

Với cơ chế là sử dụng rào chắn bằng cao su ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. Biện pháp tránh thai này có cả các loại dành cho cả nữ và nam, những loại cho nam là dễ sử dụng và phổ biến hơn cả.

Phương pháp này hiệu quả tốt, phổ biến, dễ sử dụng, có thể phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, việc dùng bao cao su cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái khi sử dụng, hiệu quả thấp khi bao không đảm bảo chất lượng hay sử dụng không đúng cách.

2. Cho con bú vô kinh

Đây là cách tránh thai tạm thời, hoàn toàn tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ, không tốn kém, nhưng hiệu quả lại không cao, mẹ cần phải đảm bảo cho con bú hoàn toàn, đều đặn bằng sữa mẹ.

Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh giúp ngăn chặn quá trình rụng trứng, thường có hiệu quả trong vòng 6 tháng đầu vô kinh.

3. Tránh thai sau sinh bằng cấy que

Que cấy tránh thai là một nang mềm, hình trụ chứa nội tiết, vỏ là một chất dẻo sinh học, cấy dưới da, được coi là phương pháp tránh thai sau sinh hiệu quả và hiện đại nhất. Tác dụng que cấy kéo dài 3 năm đối với 1 nang Implanon hay 4 – 5 năm đối với dòng 2 nang (ví dụ Femplant).

Việc áp dụng cách tránh thai sau sinh này có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ sau cấy như: rối loạn kinh nguyệt, đau vùng cấy, đau hạ vị, nhức đầu, căng tức ngực, tăng giảm cân nặng….

Biện pháp tránh thai này chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ: Đang bị ung thư vú… Chống chỉ định tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu khác), xơ gan, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân…

4. Uống thuốc tránh thai hằng ngày

Với chị em phụ nữ sau sinh, cho con bú, có thể sử dụng cách tránh thai sau sinh là dùng thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin. Thuốc hiệu quả tránh thai cao, phù hợp cho các chị em có thể dùng thuốc đều đặn hằng ngày, vào một thời điểm nhất định.

Có thể gặp các tác dụng phụ: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng vú… Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mắc các bệnh lý: ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các trường hợp như: đang thuyên tắc tĩnh mạch, xơ gan mất bù…

5. Tránh thai sau sinh bằng cách đặt vòng

Là một dụng cụ hình chữ T được đưa vào trong buồng tử cung, bao gồm 2 loại là vòng tránh thai chữ T chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết. Trong đó, vòng tránh thai chứa đồng là phổ biến hơn cả vì tác dụng lâu dài 5-10 năm, chi phí thấp, phổ biến.

Các vấn đề có thể gặp khi sử dụng cách tránh thai sau sinh này là ra máu nhiều sau khi đặt, rong huyết bất thường, đau hạ vị, bạn tình khó chịu khi quan hệ (do dây DCTC), DCTC không đúng vị trí…

Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… thì sẽ có chống chỉ định.

5 biện pháp tránh thai sau sinh trên đây đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần cân nhắc và lựa chọn 1 biện pháp phù hợp với cơ địa, tình hình sức khỏe của bản thân.

Nguồn : bau.vn

  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.