Các nhóm dưỡng chất cần thiết mẹ bầu cần đặc biệt chú ý bổ sung trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ thế nào cho phù hợp và nhóm dưỡng chất cần thiết phải bổ sung là điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ tổng hợp 7 nhóm dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ mẹ bầu cần chú ý bổ sung.

Dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ: Sắt

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung khoảng 15-30mg sắt mỗi ngày. Trong thời gian mang thai và cho con bú thì lượng sắt cần bổ sung sẽ tăng lên, khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày. Sắt rất quan trong cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ. Nếu không bổ sung đủ sắt trong suốt thai kỳ thì mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở. Nguy hiểm hơn có thể sẽ dẫn tới trường sảy thai, thai chết lưu hoặc các tai biến sản khoa như băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau sinh. Ngoài ra, thiếu sắt cũng có thể khiến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng

Canxi – Dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Nhu cầu cung cấp canxi trong thời gian mang thai là 800-1000mg mỗi ngày và tăng lên khoảng 1500mg mỗi ngày trong giai đoạn cho con bú. Nếu không thể đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thì sẽ dẫn tới trường hợp cơ thể mẹ sẽ rút canxi từ xương của mẹ để bù đắp cho lượng canxi còn thiếu. Vì vậy, nó sẽ khiến mẹ bị đau nhức xương khớp và dễ vỡ răng. Bên cạnh đó, trẻ không được cung cấp đủ canxi ngay từ khi ở trong bụng mẹ sẽ gây bệnh còi xương khi sinh ra.

Acid Folic

Acid Folic là dưỡng chất giúp chống lại thiếu sót của ống thần kinh. Vì vậy, nếu trong thời gian mang thai mà mẹ không bổ sung đầu đủ Acid Folic thì lúc sinh con ra rất dễ thiếu cân. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400-800mcg Acid Folic mỗi ngày.

Kẽm – Dưỡng chất cần thiết mẹ nên bổ sung trong suốt thai kỳ

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 12mg kẽm mỗi ngày vì kẽm là dưỡng chất cần thiết cần thiết cho sự phát triển tế bào của thai nhi. Bên cạnh đó, kẽm cũng có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng ốm nghén, con sinh ra nhẹ cân, thai lưu hoặc sinh non,… Kẽm cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị khác, khứu giác và chữa lành vết thương.

Iod – Dưỡng chất quan trong cần bổ sung trong thai kỳ

Khi mang thai, nhu cầu bổ sung iod của thai phụ sẽ tăng tới 50% so với bình thường. 175-220mcg mỗi ngày là lượng iod mẹ bầu cần bổ sung. Nếu thiếu iod trong quá trình mang thai có thể dẫn tới tình trạng tiền sản giật, sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Trẻ được sinh ra thiếu iod cũng sẽ dễ bị thiếu cân, trí tuệ kém phát triển hoặc thậm chí là khuyết tật bẩm sinh như câm, điếc hoặc bị liệt.

Các loại vitamin

Vitamin A

Phụ nữ mang thai cần bổ sung 750 mcg mỗi ngày. Thiếu vitamin A sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới thị giác của mẹ và cả thai nhi. Tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung vitamin A nhé vì quá nhiều vitamin A cũng có thể khiến thia nhi bị dị tật.

Vitamin D

Mje bầu cần bổ sung 800UI vitamin D mỗi ngày. Đây là dưỡng chất cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi và phosphi. Vì vậy, thiếu vitamin D có thể khiến thai nhi bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ.

Vitamin C

Vitamin C tham gia vào quá trình tạo kháng thể tăng sức đề kháng của cơ thể, làm tăng hấp thu sắt, góp phần làm giảm thiểu thiếu máu do thiếu sắt. Nhu cầu vitamin C cho phụ nữ có thai là 80mg mỗi ngày và phụ nữ cho con bú là 100mg mỗi ngày.

Vitamin B1

Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucid, phòng chống bệnh beriberi (bệnh tê phù), nhu cầu cho cơ thể là khoảng 1,1mg mỗi ngày.

Vitamin B2

Vitamin tham gia vào quá trình tạo máu. Vì thế thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Nhu cầu vitamin B2 đối với mẹ bầu là khoảng 1,5mg mỗi ngày.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.