Cách bế trẻ sơ sinh khiến bé thoải mái, xương không bị ảnh hưởng

Được làm cha mẹ là niềm hạnh phúc vô cùng lớn. Nhưng những ngày mới từ viện về chúng ta không khỏi lo lắng và sợ hãi mỗi khi bế con. Nhiều người phải loay hoay rất lâu mới dám bế em bé. Có những người thậm chí không thể bước qua nỗi sợ hãi mặc dù rất muốn. Bế em bé tưởng là đơn giản. Tuy nhiên xương của trẻ còn rất non và yếu. Vì thế nếu không cẩn thận bạn sẽ khiến bé khó chịu và hệ xương bị ảnh hưởng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho các bạn cách bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn.

Bế em bé tưởng là đơn giản. Tuy nhiên xương của trẻ còn rất non và yếu. Vì thế nếu không cẩn thận bạn sẽ khiến bé khó chịu và hệ xương bị ảnh hưởng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho các bạn cách bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn.

Được làm cha mẹ là niềm hạnh phúc vô cùng lớn. Nhưng những ngày mới từ viện về chúng ta không khỏi lo lắng và sợ hãi mỗi khi bế con. Nhiều người phải loay hoay rất lâu mới dám bế em bé. Có những người thậm chí không thể bước qua nỗi sợ hãi mặc dù rất muốn.

Một số lưu ý trong cách bế trẻ sơ sinh dành cho các mẹ

– Rửa tay sạch bằng nước rửa tay chuyên dụng trước khi bế bé. Da của bé rất nhạy cảm, hệ miễn dịch thì còn non nớt. Vì thế bé rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Do đó nếu có ý định bế bé thì trước tiên bạn phải rửa thật sạch tay của mình để bảo đảm sức khỏe cho bé.

– Tháo bỏ trang sức, đồng hồ, lắc tay… những thứ có thể khiến bé bị thương. Ngoài ra đối với những bé lớn hơn, có kỹ năng cầm nắm tốt bé có thể lôi, giật gây hỏng trang sức. Nếu tóc bạn đang buông thì cũng cần cột lại gọn gàng để không vướng vào mặt của bé. Một số bé có sở thích giật tóc khiến bạn đau đớn.

Cách bế trẻ sơ sinh đẻ bé được thoải mái là phải rửa tay sạch và tháo hết trang sức

– Chọn tư thế thoải mái nhất để bế bé. Có thể đứng, ngồi tùy ý. Nhưng nếu mới tập bế bé lần đầu bạn nên ngồi. Ngoài ra bạn nên kê gối ở sau lưng và dưới đùi để không bị mỏi. 

– Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, thả lỏng cơ thể. Dù là lần đầu tiên bế trẻ sơ sinh đi chăng nữa bạn cũng không cần quá căng thẳng. Hãy tránh căng thẳng và cung cấp cho bé các hỗ trợ cần thiết. Đối với các bé chưa cứng cáp bạn phải dùng tay đỡ lấy phần cổ và đầu.

Cách bế trẻ sơ sinh khiến bé thoải mái, xương không bị ảnh hưởng

– Luôn chú ý quan sát phản ứng của bé. Hãy xem xét bé có thấy khó chịu không. Nếu có cần thay đổi kiểu bế hoặc nựng bé.

– Giữ cổ của bé chứ không giữ đầu. Hãy để đầu của bé được tự do di chuyển theo ý muốn. Bé thích quay sang bên nào thì quay.

– Nếu cảm thấy không tự tin khi bế bé thì tốt nhất bạn nên ngồi bế.

– Khi vừa phải bế bé vừa phải di chuyển tốt nhất hãy sử dụng cả hai tay để tăng độ an toàn. 

– Không nên bế con khi bạn đang có tâm trạng không tốt. Vì khi đó bạn sẽ khó kiểm soát hành vi của bản thân và vô tình khiến bé bị đau.

Không nên bế con khi đang cáu giận không kiểm soát được hành vi của bản thân

– Nếu phải bế bé trong thời gian dài. Ví dụ bế bé trong lúc nấu ăn, bế bé di chuyển trên tàu xe tốt nhất bạn nên tìm thêm trợ thủ đó là địu. Sử dụng địu vừa khiến bé thoải mái mà bạn cũng đỡ vất vả.

Gợi ý một số tư thế bế trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ

– Tư thế ngực áp ngực: Đây là cách bế trẻ sơ sinh phổ biến nhất trên thế giới. Bạn ôm bé đặt áp mặt con vào ngực mình. Trong tư thế này con có thể lắng nghe được nhịp tim của mẹ. Một tay bạn đỡ lấy mông của bé, tay còn lại đỡ cổ. Lưu ý để mặt bé quay về một bên chứ không úp vào ngực bạn. Làm như thế bé mới thở được.

– Tư thế ôm bóng, đung đưa: Đây là tư thế được nhiều người yêu thích. Bạn luồn cánh tay của mình xuống dưới cổ và lưng con rồi để lưng con nằm trọn vẹn bên trong cánh tay đó. Tay còn lại bạn có thể nâng đỡ phần đầu hoặc cầm bình sữa cho bé bú.

– Tư thế ôm từ phía sau: Cách bế này chỉ phù hợp khi bé được trên 3 tháng tuổi. Lúc này bé có nhu cầu được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Bạn để mặt bé hướng ra ngoài. Một tay bạn ôm vòng qua ngực, tay còn lại đỡ lấy mông. Khi bế ở tư thế này bé sẽ gần giống như đang ngồi trong lòng mẹ vậy.

Tư thế ngực áp ngực là cách bế trẻ sơ sinh phổ biến nhất

Một số tư thế bé em bé khác thường được dùng

– Tư thế mặt đối mặt nhau: Nếu bạn muốn có sự giao tiếp với con hãy chọn kiểu bế này. Đầu tiên hãy đặt một cánh tay ra sau để giữ phần đầu và cổ. Tay còn lại nâng đỡ phần hông và cánh tay. Trong tư thế này hai mẹ con có thể tâm sự, trò chuyện với nhau.

– Tư thế bế cắp nách: Khi bé được 6 tháng tuổi trở lên, lúc này cổ bé đã cứng và không cần mẹ phải đỡ nữa thì có thể dùng cách bế này. Hãy đặt hông của con áp vào hông của mình rồi dùng tay ôm phần eo con và giữ chặt. Trong lúc nấu ăn hoặc mở khóa bạn có thể áp dụng cách bế này.

Ngoài ra còn có tư thế bế đong đưa nếu bạn cần ru bé ngủ. Một tư thế khác là bế vắt vai nếu muốn vỗ ợ hơi cho con. 

Trên đây là cách bế trẻ sơ sinh đúng giúp con thấy thoải mái và không ảnh hưởng đến hệ xương. Chúc các bạn có một hành trình làm mẹ tuyệt vời ít vất vả.

Nguồn : Sức khỏe 24h