Cách chăm sóc trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể sẽ nguy hiểm nếu mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách. Tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau!

Trong những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ mất 1 khoảng thời gian để rốn có thể bắt đầu rụng. Giai đoạn rụng rốn vốn rất nhạy cảm đối với trẻ sơ sinh, thế nên bất kì dấu hiệu bất thường tại phần rốn đều có thể cảnh báo nguy hiểm. Chính vì vậy, trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý đến trẻ nhiều hơn và lập tức đưa trẻ đi khám nếu như phát hiện những biểu hiện bất thường. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu vấn đề trẻ sơ sinh rụng rốn và những dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc mẹ nhé!

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh rụng rốn những chưa khô

Tình trạng rốn bé rụng nhưng chưa khô là tình trạng có thể xảy ra ở một số em bé. Thông thường, sau khoảng 7 đến 10 ngày cuống rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng và vài ngày sau đó vẫn còn chảy nước. Đó gọi là hiện tượng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô. Lúc này, việc chăm sóc trẻ cần phải cẩn thận vì nếu không chăm sóc đúng cách rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó mà phần cuống rốn của bé có thể bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp khác, nếu mẹ thấy rốn trẻ có nước rỉ ra có màu vàng hay có mùi hôi hoặc có thể lẫn máu hãy đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Khi nào rốn của trẻ sơ sinh được cho là bất thường?

  • Rốn có mủ.
  • Rốn có mùi hôi, rỉ nước vàng.
  • Rốn chảy máu nhiều, khó cầm máu.
  • Rốn chồi hạt.
  • Phần da quanh rốn bị tấy đỏ, sưng nề.
  • 3 tuần tuổi vẫn chưa rụng rốn.

Nguyên nhân khiến rốn trẻ rụng nhưng chưa khô

1. Trẻ bị viêm mạch máu rốn

Những mạch máu rốn và động mạch trong những ngày đầu đời của trẻ sẽ xơ hóa và xẹp xuống. Thế nhưng, nếu như mẹ không biết chăm sóc đúng cách, trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải tình trạng bị vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu gây viêm. Mẹ cần quan sát vì trẻ có thể rất dễ bị viêm động mạch rốn, biểu hiện là cuống rốn đã rụng nhưng lâu khô hay phần bụng quanh rốn bị sưng, tấy đỏ. Nếu mẹ vuốt theo chiều xương mu lên rốn mà thấy xuất hiện mủ chảy ra thì mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.

2. Trẻ bị uốn ván rốn

Trẻ bị uốn ván rốn sẽ có hiện tưởng mủ chảy ra nếu mẹ vuốt nhẹ nhàng từ mỏm ức xuống. Đây là tình trạng bị viêm tĩnh mạch rốn, khiến vi khuẩn tấn công sang những khu vực khác như gan, mật… Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

3. Trẻ bị u hạt rốn

Trẻ sơ sinh bị u hạt rốn thường không có các dấu hiệu rõ ràng, chúng có thể rụng sớm hơn mà không hề có các dấu hiệu như sưng đỏ hoặc sốt. Nếu muốn phát hiện, mẹ cần để ý đến vùng chân rốn của trẻ sơ sinh. Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện chân rốn rỉ dịch vàng, u hạt rốn không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bé.

4. Trẻ bị viêm rốn

Nếu rốn của trẻ có mùi hôi hoặc xuất hiện mủ, vùng rốn thường xuyên ẩm ướt thì sẽ có thể đang bị viêm rốn. Trong trường hợp này, mẹ cách xử lý đúng cách và chăm sóc trẻ hàng ngày bằng việc nặn bỏ mủ hay sử dụng oxy già để vệ sinh rốn cho con và lau khô khi vệ sinh xong.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn

Sau khi trẻ rụng rốn, bạn vẫn cần giữ thói quen vệ sinh rốn cho con để đảm bảo rốn của trẻ luôn sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng. Sau khi rốn của bé rụng, mẹ cần lưu ý trước mỗi lần vệ sinh rốn cho bé, mẹ phải đảm bảo tay của mình luôn sạch sẽ để tiếp xúc với rốn của bé. Vì rốn của bé trong những ngày đầu đời rất nhạy cảm nên mẹ cần rửa tay với xà bông thật kỹ nhé.

Các bước vệ sinh rốn bao gồm:

  • Làm sạch rốn của trẻ bằng cồn 70 độ đẻ sát khuẩn, lưu ý nên sử dụng bằng miếng bông hoặc băng gạc sạch, ngày khoảng 1 đến 2 lần.
  • Tiếp tục vệ sinh cho đến khi rốn của trẻ liền sẹo.

Lưu ý: Để rốn trẻ không bị tổn thương cũng như liền sẹo nhanh chóng, khi mặc tã cho trẻ mẹ cần gáp mép chúng xuống để mép tã không chạm vào phần rốn của trẻ, không để nước tiểu dính vào rốn. Và không dùng tay để kéo cuống rốn của trẻ ra, cả kể khi chúng đã rụng gần hết.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Hãy thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất của Bau.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa mẹ nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.