Bạn không cần nỗ lực tìm kiếm các loại thuốc hay bắt ép con uống thuốc khi bị lở miệng. Những nguyên liệu có sẵn tại nhà sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề đó nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc.
Lở miệng hay loét miệng khiến trẻ khó chịu khi ăn trong vòng vài ngày hoặc kéo dài cả tuần. Loét miệng xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ bên trong miệng bị ăn mòn và để lại vệt màu trắng nhỏ, nông. Chúng khiến trẻ khó khăn trong các hoạt động ăn uống, sinh hoạt, cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và chán ăn.
Một số lý do dẫn đến tình trạng trẻ bị loét miệng chính là do đồ ăn cay nóng, trẻ cắn vào bên trong miệng, do bàn chải đánh răng hay do thiếu vitamin C trong cơ thể…
1. Chữa lở miệng bằng mật ong
Bạn lấy 1 lượng vừa đủ mật ong cùng bột nghệ thoa vào vết loét 3-4 lần/ngày để có kết quả tốt nhất. Mật ong nguyên chất có tính kháng khuẩn, điều trị khu vực loét bằng cách cung cấp độ ẩm và ngăn không cho nó bị khô.
2. Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu dễ kiếm và chúng có đặc tính chống viêm, chống nấm. Nó cũng hoạt động như một loại thuốc giảm đau tức thì. Bạn dùng dầu dừa chấm vào vùng miệng bị loét và sẽ thấy không còn đau. Thực hiện 4 lần/ngày để thấy kết quả.
3. Dùng giấm táo trị lở miệng
Lở miệng đôi khi mang đến những cơ đau, hơi nhức khiến trẻ khó chịu. Giấm táo có thành phần axit có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra vết loét. Bạn chỉ cần cho trẻ súc miệng ngày 2 lần với giấm táo pha loãng để giảm nhẹ các cơn đau và vết thương nhanh chóng lành hơn.
4. Chữa lở miệng bằng nước muối loãng
Muối là thành phần được nhiều người tin dùng để chữa lành vết loét miệng, bởi chúng có tác dụng giảm vi khuẩn gây bệnh. Nó đóng vai trò như chất tẩy rửa vi khuẩn gây hôi miệng.
Khi bị loét miệng, bạn chỉ cần cho trẻ súc miệng với nước muối ngày 2 lần, tình trạng viêm loét sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, để tránh hôi miệng, viêm lợi cho trẻ bạn nên tập thói quen súc miệng nước muối sau đánh răng.
5. Bổ sung nước cam và nước chanh hằng ngày
Bé bị loét miệng có thể do thiếu các dưỡng chất, vitamin A, C… hay các chức năng miễn dịch bị yếu khiến trẻ dễ nhiệt miệng. Vì thế, bạn nên bổ sung nhiều nước cái cây chứa vitamin như cam và chanh để tăng cường sức đề kháng, chống viêm và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Ngoài ra, bổ sung các loại nước ép giàu vitamin cũng tốt cho cơ thể, thải độc và bổ sung lượng vitamin C cần thiết.
6. Uống bột sắn dây giải nhiệt cơ thể
Trong thời gian bị nhiệt, bạn có thể cho trẻ uống bột sắn dây để giảm các cơn đau cũng như làm cơ thể bớt nóng trong. Đồng thời, sắn dây cũng giúp giảm tình trạng rát miệng, làm bệnh nhanh khỏi hơn. Mỗi ngày nên cho bé uống 1-2 cốc sắn dây, kiên trì 3-4 ngày bé sẽ khỏi.
Khi trẻ bị loét miệng, mẹ nên ưu tiên những đồ ăn thanh mát, tránh đồ ăn nóng và mặn vì sẽ khiến trẻ đau. Ngoài ra, cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hay ăn các loại quả mát.
Lưu ý, các mẹo trên chỉ áp dụng với tình trạng loét miệng nhẹ. Nếu vết loét lan ra và có xu hướn nặng hơn, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện, không tự ý cho uống thuốc hay chữa trị tại nhà.
Nguồn : bau.vn