Cách điều trị khi bà bầu bị hen suyễn trong thời gian mang thai

Sức khỏe bà bầu khi mang mai được cực kỳ chú ý và đặc biệt khi bị hen suyễn cần phải kiểm soát dứt điểm tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Khi bà bầu bị hen suyễn khi mang thai, cần tới gặp bác sĩ và có lộ trình điều trị phù hợp để kiểm soát bệnh hen. Đồng thời cũng cần sự phối hợp với bác sĩ sản khoa để hai bên có những kết hợp điều trị tốt nhất cho thai nhi.

Tùy vào những xét nghiệm để đo tình trạng bệnh của phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ có những hướng điều trị cụ thể và phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc chống hen suyễn kết hợp theo dõi bệnh tại nhà, đồng thời việc theo dõi thai nhi trong quá trình điều trị cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị hen suyễn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị hen phế quản tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý khiến bác sĩ) sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

Sử dụng bình xịt định liều

So với việc dùng thuốc, việc sử dụng bình xịt định liều an toàn và thông dụng hơn bởi hạn chế tác động tới tình trạng của thai nhi hơn. Tuy nhiên, mẹ mang bầu cũng cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ khi dùng xịt định liều để tránh những tác nhân xấu ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.

Thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản là thuốc có tác dụng ngăn cơn hen suyễn ngay lập tức bằng cách làm giãn đường thở, giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng. Với phụ nữ mang thai, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng khi sử dụng thuốc giãn phế quản:

Mẹ mang thai bị hen suyễn có thể tham khảo một số loại thuốc giãn phế quản:

  • Glucocorticoid đường hít và đường uống: Nhiều nghiên cứu cho thấy glucocorticoid khá an toàn cho phụ nữ mang thai và cả thai nhi.

  • Một số loại thuốc khác như: Kháng sinh leukotriene, kháng sinh histamin,…

  • Thuốc sinh học Omalizumab

Các dạng thuốc để sử dụng ở dạng viên nén, tiêm hoặc dạng hít. Tuy nhiên, thuốc sử dụng ở dạng hít với bình xịt định liều là dạng được ưa chuộng và ưu tiên bởi tính hiệu quả nhanh, tiện lợi, bệnh nhân có thể luôn mang theo bên người.

Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị hen suyễn, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trong. Từ đó sẽ được tư vấn lộ đình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.

Chữa hen suyễn cho mẹ bầu bằng các bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, nhiều bài thuốc dân gian chữa hen cho bà bầu đã được sử dụng rộng rãi và lưu truyền cho đến ngày nay. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh hen suyễn hoàn toàn từ thiên nhiên:

Cách chữa cho bà bầu bị hen suyễn bằng tỏi

  • Trong tỏi chứa hàm lượng dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa cùng kháng viêm rất tốt.

  • Với tỏi, bạn có thể lấy một vài nhánh tỏi tươi, rửa sạch rồi đem đun sôi với một nửa cốc nước. Đem uống mỗi ngày.

Chữa trị hen suyễn, hen phế quản bằng gừng

  • Với khả năng kháng viêm, giúp tiêu đờm và bảo vệ đường hô hấp một cách tự nhiên, bạn có thể dùng gừng để trị hen suyễn hen phế quản hiệu quả.

  • Bạn có thể lấy gừng, rửa sạch rồi đem băm nhỏ, sau đó đổ nước sôi vào uống một cốc trước khi ngủ. Sử dụng mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Chữa trị hen suyễn cho mẹ bầu bằng mật ong

  • Với hàm lượng khoáng chất tự nhiên, mật ong có tác dụng khám viêm, tiêu đờm hiệu quả cho người bị hen suyễn hen phế quản.

  • Lấy mật ong pha cùng nước ấm, 2 đến 3 cốc mỗi ngày có tác dụng chữa bệnh và phòng tránh bệnh hen suyễn hen phế quản hiệu quả.

Chữa trị hen suyễn, hen phế quản bằng nghệ

  • Nghệ là nguyên liệu gia vị có chứa nhiều sắt, kali, vitamin B6 và chất xơ có khả năng kháng viêm rất tốt, có lợi cho đường hô hấp.

  • Bạn có thể hòa 1 đến 2 thìa tinh bột nghệ hoặc nghệ tươi với nước ấm và uống hàng ngày giúp chữa bệnh hen suyễn hen phế quản rất hiệu quả.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng