Bỉm là một phát minh rất vĩ đại của nhân loại. Bỉm giúp việc chăm con của mẹ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên khá nhiều mẹ còn băn khoăn về cách đóng bỉm cho bé đúng để không bị tràn, bị hăm. Mời các mẹ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.
Cách đóng bỉm cho bé đúng dành cho người lần đầu làm mẹ
– Chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm: một miếng bỉm sạch, khăn mềm, chậu nước ấm và kem bôi chống hăm nếu cần. Đặt bé trên mặt phẳng khi tiến hành đóng bỉm. Nơi đặt có thể là giường hoặc bàn. Lưu ý để các đồ vật không liên quan ra xa tránh tầm với của bé.
– Giữ bé bằng một tay hoặc cố định bé lại bằng dây an toàn. Làm như vậy để tránh việc con vùng vẫy làm đổ nước. Một tay cố định bé tay con lại tháo bỉm bẩn vứt đi.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé trước khi thay bỉm. Sử dụng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh vùng kín, phần mông cho bé. Lưu ý là lau từ phía trước ra sau hậu môn. Không được làm ngược lại vì dễ gây nhiễm trùng đường tiểu.
Có nên đóng bỉm cho bé 24/24 không?
Có nhiều mẹ tận dụng sự tiện lợi của bỉm quá mức. Không ít người đóng bỉm cả ngày cho con để vừa sạch sẽ cho mẹ vừa giúp bé vui chơi thoải mái. Tuy nhiên nếu đóng bỉm 24 tiếng một ngày dễ khiến bé yêu bị hăm tã, viêm da và nhiều bệnh khác.
Làn da của bé còn rất mong manh và nhạy cảm vì thế rất dễ bị viêm. Do đó khoảng 2-3 tiếng mẹ phải thay bỉm cho con một lần để đảm bảo vùng đóng bỉm luôn khô thoáng, các vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi phát triển. Nếu bé đi đại tiện các mẹ cần thay ngay lúc đó. Mỗi ngày nên bỏ bỉm 3,4 tiếng để con được thoải mái. Ban đêm nên đóng bỉm để con có thể ngủ sâu giấc hơn.
Một số quan niệm sai lầm về việc đóng bỉm cho bé
– Đóng bỉm khiến hạ bộ bé trai nóng lên gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là quan điểm có cơ sở. Ngược lại khi mặc bỉm, cơ quan sinh dục của bé trai có xu hướng mát hơn những vùng khác của cơ thể. Ngoài ra tinh hoàn cần nhiệt độ thấp để sản xuất tinh trùng. Đối với trẻ nhỏ tinh hoàn chưa sản xuất tinh trùng nên đóng bỉm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản.
– Đóng bỉm nhiều bé lớn lên bị chân đi vòng kiềng. Điều này hoàn toàn là quan niệm sai trái, võ đoán. Một người mắc phải chứng đi chân vòng kiềng là do di truyền từ thế hệ trước. Hoặc nguyên nhân có thể do trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Vì thế khi đi áp lực cơ thể đè lên đôi chân dẫn đến bé đi vòng kiềng. Một nguyên nhân khác có thể do mẹ tập đứng, đi quá sớm. Một số người còn địu con sai cách để hai chân bé thả buông thay vì vuông góc tại gối dẫn đến sau này con mắc chứng đi vòng kiềng.
Khi nào nên bỏ bỉm và bắt đầu xi tè cho bé
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi các mẹ có thể bắt đầu xi tè cho con để giảm thời gian bé phải mặc bỉm. Nếu sớm hơn mốc này hành động xi tè gần như không có tác dụng. Lý do là vì trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ không có khả năng hiểu ý nghĩa tiếng xi tè của mẹ để làm theo. Khi trẻ được 2 tuổi có khả năng kiểm soát vấn đề đi vệ sinh. Lúc này các mẹ có thể bỏ hẳn bỉm cho con.
Một số dấu hiệu chứng tỏ bé có thể không cần dùng bỉm nữa. Thứ nhất là bé biết khi nào mình muốn tè để thông tin cho mẹ hoặc người trông bé biết. Thứ hai bé cảm nhận bỉm của mình đã bẩn và yêu cầu thay thế bằng một chiếc khác. Thứ ba bé dù đang mặc bỉm nhưng lại muốn tìm một nơi kín đáo để đi vệ sinh.
Hy vọng các mẹ đã biết cách đóng bỉm cho bé đúng thông qua bài viết. Bên cạnh việc hiểu đúng về tác dụng của bỉm các bạn cũng phải lưu ý chọn bỉm chính hãng để bảo vệ sức khỏe con yêu. Chúc các bạn có một hành trình làm mẹ hạnh phúc.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/cach-dong-bim-cho-be-dung-khong-gay-tran-ham-vung-kin-a198425.html