Cách giúp mẹ đối phó với bệnh trĩ khi mang thai

Mắc táo bón trong thai kỳ đã là nỗi ám ảnh của mọi mẹ bầu, và nếu không có chế độ ăn uống thích hợp sẽ dễ khiến bệnh chuyển biến thành trĩ rất nguy hiểm cho thai kỳ, khi mẹ chuyển dạ và cả sau sinh.

Nguyên nhân phát bệnh trĩ ở mẹ bầu

Việc mang thai khiến cho mẹ dễ bị mắc bệnh trĩ hơn.


 
Nhiều mẹ bầu bị mắc bệnh trĩ khi mang thai, nhất là vào các tháng cuối thai kỳ.​

Sự phát triển của tử cung tạo nên áp lực cho tĩnh mạch vùng chậu và cả vùng tĩnh mạch chủ dưới. Sự ức chế tĩnh mạch này lại khiến cho sự tuần hoàn máu của vùng nửa dưới cơ thể chậm lại, khiến cho tĩnh mạch dưới tử cung sưng lên. Điều này cuối cùng tạo nên áp lực cho nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón.

Thêm vào đó, nội tiết tố progesterone cũng khiến cho tĩnh mạch bị sưng và làm chậm lại nhu động ruột khiến mẹ bầu rất dễ bị táo bón.

Sự căng cơ trong thai kỳ cũng là một nguyên nhân. Đặc biệt với phụ nữ thường xuyên căng cơ hơn khi phải dùng sức khi đi vệ sinh.

Là một bệnh phổ biến ở mẹ bầu, nếu mắc táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Thường các mẹ bầu làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều thì dễ mắc bệnh trĩ hơn.

Ứng phó với bệnh trĩ

Để ngừa được bệnh trĩ, đầu tiên mẹ bầu cần phải tránh táo bón. 

Để có thể tránh táo bón trong thai kỳ, thức ăn nhiều chất xơ là thực phẩm không nên bỏ qua. Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt và đậu. Uống nhiều nước cũng góp phần giảm táo bón.


 
Nằm ngủ nghiêng về bên trái là cách mẹ bầu giảm áp lực lên trực tràng, phòng bệnh trĩ.​

Mẹ nên đi vệ sinh ngay khi muốn và không nên ngồi quá lâu sẽ tạo nên áp lực không đáng có cho trực tràng khi vào nhà vệ sinh.

Việc vận động cơ thể hàng ngày là cách để mẹ bầu tăng nhu động ruôt, thúc đẩy trao đổi và bài tiết chất thải. Mẹ cũng có thể thực tập các bài kegel để tăng sức mạnh cho các cơ vùng hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Mẹ không nên ngồi quá lâu, hãy đi lại hay nằm nghỉ nếu có thể. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa.

Nếu mẹ bị trĩ thì có thể chườm lạnh vùng hậu môn để giảm sưng tấy.

Ngâm mình trong nước ấm chừng 10 phút cũng giúp mẹ bầu bớt khó chịu với bệnh trĩ.

Mẹ nên giữ vệ sinh vùng hậu môn, rửa sạch sau khi đi vệ sinh. Chỉ nên dùng giấy không mùi để lau khô.

Mẹ không nên tùy ý uống thuốc để trị bệnh mà không có chỉ định của bác sĩ nhé.

Bệnh trĩ không phải là bệnh cấp tính, tuy nhiên nếu mẹ bị đau, chảy máu nhiều thì nên đến bác sĩ ngay để được điều trị.

Nguồn : bau.vn